Lý thuyết Phân số thập phân, số thập phân dương, số thập phân âm, số đối của số thập phân
a) Nhận biết phân số thập phân, số thập phân dương và số thập phân âm:
– Phân số có mẫu số là lũy thừa của 10 là phân số thập phân.
– Các số –1,7; –0,34; –0,025;… là số thập âm.
– Các số 1,7; 0,34; 0,025;… là số thập phân dương.
Chú ý:
? Các số thập phân âm và số thập phân dương gọi chung là số thập phân.
Số thập phân gồm 2 phần:
⦁ Phần nguyên: viết bên trái dấu “,”;
⦁ Phần thập phân: viết bên phải dấu “,”.
? Nếu viết thêm những chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số thập phân đó không đổi. Chẳng hạn, 1,25 = 1,250 = 1,2500 = …
b) Viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân và ngược lại
Cách viết: Số chữ số thập phân đúng bằng số chữ số 0 ở mẫu phân số phập phân.
c) Viết số đối của một số thập phân:
Các số thập phân 1,75 và –1,75 là hai số đối nhau.
Số đối của 1,75 là –1,75 và số đối của –1,75 là 1,75.
→ Cách tìm số đối của một số thập phân: viết thêm dấu “–” vào trước số đã cho.
Chú ý: –(–a) = a.
Ví dụ 1:
a) Viết các phân số thập phân dưới dạng số thập phân.
b) Viết các số thập phân –129,5; 0,005; 1,02 dưới dạng phân số thập phân.
Hướng dẫn giải:
a)
b) .
Ví dụ 2:
a) Viết số đối của số thập phân 39,235.
b) Viết phần số nguyên và phần thập phân của số đối tìm được trong câu a.
Hướng dẫn giải:
a) Số đối của số thập phân 39,235 là – 39,235.
b) Số – 39,235 có phần số nguyên là – 39,235 và phần thập phân là 235.