Lý thuyết Biểu diễn khả năng xảy ra của một sự kiện theo xác suất thực nghiệm

1 82 lượt xem


a) Khả năng xảy ra của một sự kiện

- Để nói về khả năng xảy ra của một sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1.

- Một sự kiện không thể xảy ra có khả năng xảy ra bằng 0.

- Một sự kiện chắc chắn xảy ra có khả năng xảy ra bằng 1.

b) Xác suất thực nghiệm

Xác suất thực nghiệm của sự kiện A là tỉ số giữa số lần sự kiện A xảy ra đối với tổng số lần thực hiện hoạt động.

Tổng quát: Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó n lần.

Xác suất thực nghiệm =nAn,

trong đó: n(A): Số lần sự kiện A xảy ra; n: Tổng số lần thực hiện hoạt động.

Ví dụ 1. Tung hai đồng xu cân đối 50 lần ta được kết quả sau:

Sự kiện

Hai đồng sấp

Một đồng sấp, một đồng ngửa

Hai đồng ngửa

Số lần

12

24

14

Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:

a) Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa.

b) Hai đồng xu đều ngửa.

Hướng dẫn giải:

Tổng số lần thực hiện hoạt động: 50 lần.

a) Số lần xuất hiện sự kiện “một đồng sấp, một đồng ngửa” là: 24 lần.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “một đồng sấp, một đồng ngửa” là: 2450=1225=0,48.

b) Số lần xuất hiện của sự kiện “hai đồng ngửa” là: 14 lần.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “hai đồng ngửa” là: 1450=725=0,28.

Ví dụ 2. Điều tra ngẫu nhiên người đi xe máy có đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông trong đó có 8 người không đội nón bảo hiểm, 42 người tham gia đội nón bảo hiểm. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “người tham gia giao thông đội nón bảo hiểm”.

Hướng dẫn giải:

Tổng số người tham gia giao thông là:

8 + 42 = 50 (người).

Số người tham gia giao thông đội nón bảo hiểm là: 42 người.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “người tham gia giao thông đội nón bảo hiểm” là: 4250=2125=0,84.

Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “người tham gia giao thông đội nón bảo hiểm” là 0,84.

1 82 lượt xem