Ag + O3 → Ag2O + O2 | Ag ra Ag2O
Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình Ag + O3 → Ag2O + O2 là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:
Phản ứng Ag + O3 → Ag2O + O2
1. Phương trình phản ứng
2Ag + O3 → Ag2O + O2
O3 oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt). Ở điều kiện bình thường, O2 không oxi hóa được Ag, nhưng O3 oxi hóa Ag thành Ag2O.
2. Điều kiện để phản ứng
Ở nhiệt độ thường
3. Tính chất hoá học của Ag
Bạc kém hoạt động. Ag → Ag+ + 1e
3.1. Tác dụng với phi kim
- Bạc không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ cao.
Tác dụng với ozon
2Ag + O3 → Ag2O + O2
3.2. Tác dụng với axit
Bạc không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3hoặc H2SO4 đặc, nóng.
3Ag + 4HNO3 (loãng) → 3AgNO3 + NO + 2H2O
2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
3.3. Tác dụng với các chất khác
- Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hidro sunfua:
4Ag + 2H2S + O2 (kk) → 2Ag2S + 2H2O
- Bạc tác dụng được với axit HF khi có mặt của oxi già:
2Ag + 2HF (đặc) + H2O2 → 2AgF + 2H2O
2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2 → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH
3.4. Ứng dụng
Bạc được sử dụng để làm que hàn, công tắc điện và các loại pin dung tích lớn như pin bạc-kẽm hay bạc-cadmi. Sulfide bạc, còn được biết đến như bạc Whiskers, được tạo thành khi các tiếp điểm điện bằng bạc được sử dụng trong khí quyển giàu sulfide hiđrô.
4. Tính chất hoá học của Ozon
Ozon kém bền và có tính oxi hóa mạnh, mạnh hơn oxi.
4.1. Ozon là chất kém bền
Ozon bị phân hủy ngay ở điều kiện thường tạo thành oxi nguyên tử và oxi phân tử.
O3 O2 + O
4.2. Ozon tác dụng với kim loại
O3 oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au𝐴𝑢 và Pt𝑃𝑡). Ở điều kiện bình thường, O2 không oxi hóa được Ag𝐴𝑔, nhưng O3 oxi hóa Ag𝐴𝑔 thành Ag2O𝐴𝑔2𝑂:
2Ag + O3 → Ag2O + O2
4.3. Ozon tác dụng với dung dịch KI
Ozon đẩy được iot ra khỏi dung dịch kali iotua (O2 không có tác dụng được với dung dịch KI)
2KI-1 + O30 → 2KO-2H + I20 + O2
Lưu ý: Dung dịch KI và hồ tinh bột là thuốc thử để nhận ra ozon.
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là
A. tính oxi hóa mạnh.
B. tính khử mạnh.
C. tính oxi hóa yếu.
D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 2. Ở nhiệt độ thường
A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag.
B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.
C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag.
D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 3. Để phân biệt các khí không màu: HCl, CO2, O2 và O3 phải dùng lần lượt các hóa chất là?
A. nước vôi trong, quỳ tím, dung dịch KI
B. Qùy tím ẩm, vôi sống, dung dịch KI có hồ tinh bột.
C. Qùy tím ẩm, nước vôi trong, dung dịch KI có hồ tinh bột.
D. dung dịch NaOH, dung dịch KI có hồ tinh bột.
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 4. Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. KMnO4 K2O + MnSO4 + O2
B. 2KClO3 2KCl + 3O2
C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2
D. C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 5. Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?
A. Ag và O3
B. CO và O2
C. Mg và O2
D. CO2 và O2
Lời giải:
Đáp án: D