Ca(OH)2 + H2SO4 ⟶ CaSO4 + H2O | Ca(OH)2 ra CaSO4

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình Ca(OH)2 + H2SO4 ⟶ CaSO4 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 90 lượt xem
Tải về


Phản ứng Ca(OH)2 + H2SO4  CaSO4 + H2O

1. Phương trình phản ứng Ca(OH)2 tác dụng H2SO4

Ca(OH)2 + H2SO  CaSO4 + 2H2O

2. Phương trình ion rút gọn Ca(OH)2 + H2SO4

Ca2+ + SO42- → CaSO4

3. Điều kiện phản ứng Ca(OH)2 tác dụng H2SO4

Không có

4. Hiện tượng phản ứng Ca(OH)2 tác dụng H2SO4

Cho dung dịch axit H2SO4 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, sau phản ứng xuất hiện kết tủa màu trắng.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của Ca(OH)(Canxi hidroxit)

Ca(OH)là một bazo tan tác dụng được với axit như HNO3, H2SO4, ...

5.2. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)

H2SO4 là một axit mạnh tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.

6. Mở rộng kiến thức về Ca(OH)2

6.1. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất rắn màu trắng, tan ít trong nước, còn gọi là vôi tôi.

- Nhận biết: Dung dịch Ca(OH)2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh hoặc làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng do có tính bazơ.

6.2. Tính chất hóa học

- Dung dịch Ca(OH)2 có có tính bazơ mạnh. Mang đầy đủ tính chất của bazơ:

Tác dụng với axit:

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

Tác dụng với muối:

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH

Tác dụng với oxit axit:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Chú ý: Khi sục từ từ khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì

+ Ban đầu dung dịch vẩn đục:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

+ Sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt:

CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2

6.3. Điều chế

Cho vôi sống tác dụng với nước.

CaO + H2O → Ca(OH)2 (phản ứng tôi vôi)

6.4. Ứng dụng

*Trong phòng thí nghiệm

– Canxi hidroxit được dùng làm thuốc thử để nhận biết ion CO32- nhờ tạo thành muối CaCO3 kết tủa.

*Trong y học

– Ở dạng bột nhão, Ca(OH)2 được dùng trong nha khoa, chất chống lại tác nhân gây sâu răng.

– Là thành phần của một số loại thuốc.

– Sản xuất một số loại thuốc thúc đẩy quá trình rụng lông.

*Trong nông nghiệp

– Canxi hidroxit được dùng để làm giảm, trung hòa độ pH, giúp khử phèn, khử chua đất trồng, đồng thời nó cũng là thành phần của một số hóa chất nông nghiệp, thuốc trừ sâu bệnh hại khác.

– Sản xuất các loại thuốc Polikar nhằm bảo quản rau, củ, quả tránh nấm mốc, thối nát.

*Trong xây dựng

– Là thành phần quan trọng để tạo nên hỗn hợp vữa, chất kết dính của các hàng gạch cũng như trát tường. Sở dĩ nó được dùng vì hỗn hợp vôi và nước khá dẻo giống như hồ, khả năng kết dính rất tốt. Khi để ngoài không khí, chúng sẽ khô lại, tuy nhiên khá chậm do hơi nước tồn tại trong không khí.

7. Tính chất hóa học của H2SO4

7.1. H2SO4 loãng

Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:

  • Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
  • Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

  • Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

  • Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

  • H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

7.2. H2SO4 đặc

Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:

  • Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với các chất khử khác.

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

  • H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

8. Bài tập vận dụng

Câu 1. Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.

B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.

C. HNO3, NaCl và Na2SO4.

D. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 2. Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 là:

A. Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, HCl, CO2, Na2CO3.

B. Mg(NO3)2, HCl, BaCO3, NaHCO3, Na2CO3.

C. NaHCO3, Na2CO3, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2.

D. NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3. Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.

B. dung dịch Ca(OH)2 và H2SO4.

C. K2O và H2O.

D. Na và dung dịch KCl.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 4. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Al2O3, Ba(OH)2, Cu.

B. CuO, NaCl, CuS.

C. FeCl3, MgO, Ag.

D. CaCl2, Na2CO3, FeS.

Lời giải:

Đáp án: D

1 90 lượt xem
Tải về