FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaCl | FeCl2 ra Fe(OH)2

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaCl là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 65 lượt xem
Tải về


Phản ứng FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2↓trắng xanh + NaCl

1. Phương trình phản ứng FeCl2 ra Fe(OH)2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2trắng xanh + 2NaCl

2. Viết phương trình ion thu gọn của FeCl2+ NaOH

Phương trình phân tử của FeCl2+ NaOH:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓trắng xanh↓trắng xanh + 2NaCl

Phương trình ion rút gọn:

Fe2+ + 2OH → Fe(OH)2↓trắng xanh↓trắng xanh

3. Điều kiện xảy ra phương trình phản ứng NaOH + FeCl2

Nhiệt độ phòng

4. Hiện tượng phản ứng xảy ra khi cho FeCl2 tác dụng với NaOH

Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dd NaOH, sau phản ứng thu được tạo thành kết tủa trắng xanh kém bền.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của FeCl2 (Sắt (II) clorua)

FeCllà muối tác dụng được với dung dịch kiềm.

5.2. Bản chất của NaOH (Natri hidroxit)

NaOH là một bazo mạnh phản ứng với muối tạo muối mới và bazo mới.

6. Tính chất hoá học của NaOH

6.1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Dung dịch NaOH làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ, đổi màu methyl da cam thành màu vàng.

6.2. Tác dụng với oxit axit

Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.

Phản ứng với oxit axit: NO2, SO2, CO2...

Ví dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

2NaOH + 2NO2→ H2O + NaNO2 + NaNO3 (tạo 2 muối )

NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O

3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O

NaOH + SiO2 → Na2SiO3

Phản ứng với SiO2 là phản ứng ăn mòn thủy tinh vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạc mà không dùng thủy tinh để chứa NaOH.

6.3. Tác dụng với axit

Là một bazơ mạnh nên tính chất đặc trưng của NaOH là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl+ H2O

NaOH + HNO3→ NaNO3+ H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4→ Na3PO4 + 3H2O

2NaOH + H2CO3 → Na2CO3 + 2H2O

6.4. Tác dụng với muối

Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2⏐↓

NaOH + MgSO4→ Mg(OH)2 + Na2SO4

2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaCl

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2↓ nâu đỏ

6.5. Tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑

C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2

4P trắng + 3NaOH + 3H2O → PH3↑ + 3NaH2PO2

Cl2+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

3Cl2 + 6NaOH → NaCl + NaClO3 + 3H2O

6.6. Hoà tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al, Zn, Be Sn Pb

Ví dụ: Al, Al2O3, Al(OH)3

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Al2O3→ 2NaAlO2 + H2O

NaOH + Al(OH)3→ NaAlO2 + 2H2O

Chất được tạo ra trong dung dịch có thể chứa ion Na[Al(OH)4], hoặc có thể viết

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Tương tự, NaOH có thể tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb, Cr và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng.

7. Mở rộng kiến thức về FeCl2

7.1. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lý: Nó là một chất rắn thuận từ có nhiệt độ nóng chảy cao, và thường thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Tinh thể dạng khan có màu trắng hoặc xám; dạng ngậm nước FeCl2.4H2O có màu xanh nhạt. Trong không khí, dễ bị chảy rữa và bị oxi hoá thành sắt (III).

- Nhận biết: Sử dụng dung dịch AgNO3, thấy xuất hiện kết tủa trắng.

FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓

7.2. Tính chất hóa học

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.

- Có tính khử Fe2+ → Fe3+ + 1e

a) Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

- Tác dụng với muối

FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl

b) Tính khử:

Thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

7.3. Điều chế

- Cho kim loại Fe tác dụng với axit HCl:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Cho sắt (II) oxit tác dụng với HCl

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

7.4. Ứng dụng

Công dụng nổi bật nhất của dung dịch Sắt II Clorua chính một loại hóa chất xử lý nước thải công nghiệp trong nhiều ngành sản xuất như nước thải ngành dệt nhuộm, ngành chăn nuôi, ngành xi mạ, nước thải của bệnh viện, …

FECL2 có mặt trong nông nghiệp thông qua việc là một trong những chất phụ gia sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu.

FECL2 đối với công nghiệp nhuộm vải và ngành dệt thì có công dụng là một trong những chất cầm màu rất hiệu quả.

8. Câu hỏi trắc nghiệm liên quan

Câu 1. Hoà tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)2

B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3

D. Fe(NO3)3, AgNO3

Lời giải:

Đáp án: B

Hoà tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được Fe(NO3)3­, AgNO3.

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Fe2+ + Ag+dư → Ag + Fe3+

Câu 2. Cho các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, AgNO3, Na2SO4, NaOH và KHSO4. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)là:

A. 4

B. 3

C. 6

D. 5

Lời giải:

Đáp án: D

(1) 3Fe2+ + 4H+ + NO3 → 3Fe3+ + NO + 2H2O

(2) Fe(NO3)2+ Na2CO3 → FeCO3↓trắng + 2NaNO3

(3) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)+ Ag↓trắng

(4) Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓trắng xanh+ 2NaNO3

(5) 3Fe2+ + 4H+ + NO3 → 3Fe3+ + NO + 2H2O

Vậy có 5 dung dịch tác dụng được với Fe(NO3)2 là HCl, Na2CO3, AgNO3, NaOH và KHSO4.

Câu 3. Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?

A. Xuất hiện màu nâu đỏ

B. Xuất hiện màu trắng xanh

C. Xuất hiện màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh

D. Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ

Lời giải:

Đáp án: D

Ban đầu tạo Fe(OH)2 có màu trắng xanh:

FeCl+ 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl

Sau đó Fe(OH)2 bị O2 (trong dung dịch và không khí) oxi hóa thành Fe(OH)3 có màu nâu đỏ:

Fe(OH)2 + 1414 O2 + 1212 H2O → Fe(OH)3↓↓(nâu đỏ)

Vậy hiện tượng là tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển nâu đỏ.

Câu 4. Chia bột kim loại A thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối B. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối C. Cho kim loại X tác dụng với muối B lại thu được muối C. Vậy A là kim loại nào sau đây?

A. Cu

B. Al

C. Zn

D. Fe

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 5. Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành

A. Sắt(II) clorua.

B. Sắt(III) clorua.

C. Sắt clorua.

D. Sắt(II) clorua và sắt(III) clorua.

Lời giải:

Đáp án: B

Khi kết hợp với kim loại, các halogen oxi hóa các kim loại đến hóa trị cực đại của kim loại.

3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3.

Nếu Fe dư: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Câu 6. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:

A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô

B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô.

C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô

D. Sắt (II) clorua và nước

Lời giải:

Đáp án: A

Phương trình phản ứng hóa học

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:

A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô

Câu 7. Cho các chất sau: Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4 và Fe(NO3)2. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Lời giải:

Đáp án: D

Các chất phản ứng với HCl là: Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2

Fe(OH)3 + 3H+ → Fe3+ + 3H2O

Fe3O+ 8H+ → Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O

Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + spk + H2O

→ có 3 chất

1 65 lượt xem
Tải về