CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O | CH3COOH ra (CH3COO)2Ca

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 125 lượt xem
Tải về


Phản ứng CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

1. Phương trình phản ứng CH3COOH và CaCO3

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

2. Điều kiện phản ứng CH3COOH và CaCO3

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng phản ứng CH3COOH tác dụng với CaCO3

Đá vôi tan dần trong axit và có khí không bay lên.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của CH3COOH (Axit axetic)

CH3COOH là một axit yếu thuộc nhóm axit monoprotic có khả năng tác dụng với cacbonat tạo ra axetat kim loại tương ứng, nước và cacbonic.

4.2. Bản chất của CaCO3 (Canxi cacbonat)

CaCO3 mang đầy đủ tính chất hoá học của muối tác dụng được với axit.

5. Tính chất hóa học của Axit axetic

Axit axetic CH3COOH (etanoic) là một axit hữu cơ, mạnh hơn axit cacbonic. Nó được tạo thành bằng việc liên kết nhóm methyl CH3 với cacboxyl COOH.

Phản ứng thế halogen vào gốc hydrocacbon ( 90 - 100oC):

Cl2 + CH3COOH → ClCH2COOH + HCl

Tác dụng với axetylen (xúc tác thủy ngân, nhiệt độ 70 - 80oC) thành etyl diaxetat:

C2H2 + 2CH3COOH → CH3CH(OCOCH3)2

Tác dụng với amoniac tạo thành amin:

NH3 + CH3COOH → NH3CH3COOHNH4

Phản ứng decacboxyl hóa thành axeton (Xúc tác mangan oxit, nhiệt độ):

C2H2 + CH3COOH → CH2CHOCOCH3

6. Tính chất vật lí của axit axetic

- Là chất lỏng không màu, có vị chua và tan hoàn toàn trong nước. Khối lượng riêng: 1.049 g/cm3 (l), 1.266 g/cm3 (s). Nhiệt độ nóng chảy: 16.5oC. Nhiệt độ sôi: 118.2oC.

7. Tính chất hóa học của CaCO3

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối:

Tác dụng với axit mạnh:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Kém bền với nhiệt:

CaCO3 -to→ CaO + CO2

CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan khí CO2.

CaCO3 + CO2 + H2O ⇆ Ca(HCO3)2

→ Khi đun nóng:

Ca(HCO3)2 -to→ CaCO3↓ + CO2 + H2O

8. Cách thực hiện phản ứng

 Cho CaCO3 tác dụng với CH3COOH

9. Bạn có biết

 Các muối Na2CO3, K2CO3 cũng có phản ứng tương tự với axit axetic

10. Bài tập

Câu 1. Nhỏ từ từ dung dịch axit axetic vào cốc đựng một mẩu đá vôi thấy:

A. Mẩu đá vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, không thấy có khí thoát ra.

B. mẩu đó vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, thấy có khí không màu thoát ra.

C. Mẩu đá vôi tan dần, thấy có khí màu lục nhạt thoát ra.

D. mẩu đá vôi không thay đổi do axit axetic yếu hơn axit cacbonic

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Cho các nhận định sau:

(a) Axit axetic có khả năng phản ứng được với ancol metylic, metylamin và Mg kim loại.

(b) Độ pH của glyxin nhỏ hơn đimetylamin.

(c) Dung dịch metylamin và axit glutamic đều làm hồng dung dịch phenoltalein.

(d) CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O.

Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

(a) Đúng:

CH3COOH + CH3OH (xt: H2SO4 đặc, to) ⇄ CH3COOCH3 + H2O

CH3COOH + CH3NH2→ CH3COOH3NCH3

2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

(b) Đúng vì Glyxin có pH = 7 và metylamin có pH > 7.

(c) Sai vì Glu có pH < 7 nên không làm đổi màu phenolphtalein.

(d) Sai vì đều có 1 đồng phân cấu tạo (CH3NH2 và CH3OH).

⇒ (a) và (b ) đúng

Câu 3. Axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy:

A. NaOH, C2H5OH, Ag, Zn.

B. NaOH, C2H5OH, CuO, Na2SO4

C. K2CO3, Mg, CuO, Ag.

D. NaOH, CuO, CaCO3, Zn

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

A. Loại Cu vì Ag đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tác dụng được với CH3COOH

B. Loại Na2SO4

C. Loại Ag

D. Đúng

Câu 4. Axit axetic CH3COOH không phản ứng với chất nào sau đây?

A. NaOH.

B. Na2CO3.

C. NaCl.

D. Na.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

CH3COOH không phản ứng với NaCl.

Phương trình hóa học

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

Câu 5: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ

A. trên 10 %.

B. dưới 2 %.

C. từ 2% - 5%.

D. từ 5% - 10%.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 6: Phản ứng giữa axit axetic với dung dịch bazơ thuộc loại

A. phản ứng oxi hóa - khử.

B. phản ứng hóa hợp.

C. phản ứng phân hủy.

D. phản ứng trung hòa.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 7: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.

B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.

C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.

D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Câu 8: Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách

A. nhiệt phân metan sau đó làm lạnh nhanh.

B. lên men dung dịch rượu etylic.

C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 9: Dãy chất tác dụng với axit axetic là

A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4; C2H5OH.

B. CuO; Ba(OH)2; Zn; Na2CO3; C2H5OH.

C. Ag; Cu(OH)2; ZnO; H2SO4; C2H5OH.

D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Dãy chất tác dụng với axit axetic là

B. CuO; Ba(OH)2; Zn; Na2CO3; C2H5OH.

2CH3COOH + CuO ⟶ (CH3COO)2Cu + H2O

2CH3COOH + Ba(OH)2→ 2H2O + Ba(CH3COO)2

Zn + 2CH3COOH → Zn(CH3COO)2 + H2

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

1 125 lượt xem
Tải về