P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O | P2O5 ra K3PO4

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 73 lượt xem
Tải về


Phản ứng P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O

1. Viết phương trình phản ứng P2O5 tác dụng KOH

P2O5+ 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra

Nhiệt độ thường

3. Cách thực hiện phản ứng

Cho KOH (kali hidroxit) tác dụng P2O5 (diphotpho penta oxit) và tạo ra chất H2O (nước), K3PO4 (kali photphat)

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm H2O (nước), K3PO4 (kali photphat), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia KOH (kali hidroxit), P2O5 (diphotpho penta oxit), biến mất.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của P2O5 (Điphotpho pentaoxit)

P2O5 là một oxit axit mang đầy đủ tính chất hoá học của một oxit axit nên tác dụng được với dung dịch kiềm tạo thành muối.

5.2. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)

KOH là một bazo mạnh tác dụng được với các oxit axit ở điều kiện nhiệt độ phòng.

6. Dạng bài tập P2O5 tác dụng với dung dịch NaOH hoặc KOH

Thực chất là axit H3PO4 (do P2O5 + H2O trong dung dịch KOH) tác dụng với KOH có thể xảy ra các phản ứng sau :

H3PO4 + KOH → KH2PO4 + H2O (1)

H3PO4 + 2KOH → K2HPO4 + 2H2O (2)

H3PO4+ 3KOH → K3PO4 + 3H2O (3)

Giả sử có dung dịch chứa a mol H3PO4 tác dụng với dung dịch có chứa b mol KOH thu được dung dịch A ta có thể biện luận các chất theo tương quan giữa a và b như sau :

\frac{n_{KOH}}{n_{H_3PO_4}}=\frac ba

(1) Nếu 0 < b/a <1 chỉ xảy ra phản ứng (1) taọ ra KH2PO4và H3PO4 còn dư

(2) Nếu b/a = 1 phản ứng (1) vừa đủ tạo ra KH2PO4

(3) Nếu Nếu 1 < b/a <2 xảy ra cả phản ứng(1) và phản ứng (2) taọ ra KH2PO4 và K2HPO4

(4) Nếu b/a = 2 phản ứng (2) vừa đủ tạo ra K2HPO4

(5) Nếu Nếu 2 < b/a <3 xảy ra cả phản ứng (2) và phản ứng (3) taọ ra K3PO4 và K2HPO4

(6) Nếu b/a = 3 phản ứng (3) vừa đủ tạo ra K3PO4

(7) Nếu b/a > 3 chỉ xảy ra phản ứng (3) tạo ra K3PO4 và KOH còn dư

7. Thông tin mở rộng về P2O5

7.1. Tính chất vật lý P2O5

Là chất khói trắng, không mùi, háo nước và dễ chảy rữa thường dùng để làm khô các chất.

7.2. Tính chất hoá học P2O5

Tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ có thể tạo thành các muối khác nhau:

P2O5 + 2NaOH + H2O → 2NaH2PO4

P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O

P2O5 + 6NaOH→ 2Na3PO4 + 3H2O

Tác dụng với nước

P2O5+ 3H2O → 2H3PO4(axit photphoric)

P2O5 + H2O → 2HPO3 (axit metaphotphoric)

7.3. Điều chế P2O5

4P + 5O2→ 2P2O5

7.4. Ứng dụng P2O5

Công dụng chính của Tripoly P2O5 là được sử dụng làm chất hút ẩm cho chất lỏng và khí. Ngoài ra nó còn được dùng trong quá trình tổng hợp hữu cơ.

Trong quy trình sản xuất andehyt thì nó lại được kết hợp cùng với axit cacboxylic.

Một ứng dụng khác của Tripoly là làm phân bón trong sản xuất nông lâm nghiệp như phân lân photphat.

8. Tính chất hoá học của KOH

KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

8.1. Tác dụng với oxit axit

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,...

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

8.2. Tác dụng với axit

  • Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

  • Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

8.3. Tác dụng với kim loại

KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.

KOH + Na → NaOH + K

8.4. Tác dụng với muối

KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

8.5. KOH điện li mạnh

KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-

8.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính

KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

8.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

9. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Cho 14,2 gam P2O5 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng muối tạo thành có khối lượng là bao nhiêu?

Lời giải:

Giải thích:

nP2O5 = 14,2:142 = 0,2 mol;

nNaOH = 0,2.2 = 0,4 mol

nH3PO4= 2nP2O5 = 0,2 mol.

Xét tỉ lệ mol nNaOH : nH3PO4 = 0,4: 0,2 = 2

Chỉ xảy ra phản ứng (4) vừa đủ tạo ra Na2HPO4

H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O

nNa2HPO4 = nH3PO4= 1/2nNaOH = 0,2 mol

=> mNa2HPO4 = 0,2. 142 = 28,4 (g)

Câu 2. Cho 21,3 gam P2O5 tác dụng với 200g dung dịch KOH 8,4%. Muối nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu?

Lời giải:

Giải thích:

Các phản ứng xảy ra:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO5(1)

H3PO4 + KOH → KH2PO4+ H2O (2)

H3PO4 + 2KOH → K2HPO4+ 2H2O (3)

H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O (4)

Theo phương trình (1) nH3PO4= 2nP2O5 = 2.21,3 : 142 = 0,3 mol

nKOH = (200.8,4) : (100.56) = 0,3 mol

Ta có tỉ lệ nKOH: nH3PO4 = 0,3 : 0,3 = 1 vậy chỉ xảy ra phản ứng (2) vừa đủ

H3PO4 + KOH → KH2PO4 + H2O

Muối tạo thành là KH2PO4 có số mol = nKOH = nH3PO4 = 0,3 mol

mKH2PO4 = 0,3 . 136 = 40,8 (g)

 

1 73 lượt xem
Tải về