C6H5CH3 ra C6H5CH2Br l C6H5CH3 + Br2 → C6H5CH2Br + HBr | Toluen + Br2

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình C6H5CH3 + Br2 → C6H5CH2Br + HBr là phản ứng thế. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 62 lượt xem
Tải về


Phản ứng C6H5CH3 + Br2 → C6H5CH2Br + HBr

1. Phản ứng khi cho Toluen tác dụng với Br2 (ánh sáng) theo tỉ lệ mol 1:1

C6H5CH3 + Br2 \overset{as,1:1}{\rightarrow} C6H5CH2Br + HBr

Khi toluen + Br2 điều kiện thường ánh sáng thì ưu tiên xảy ra phản ứng thế trên nhánh tạo ra bezyl bromua.

2. Toluen tác dụng với Br2 điều kiện có bột sắt

 

Cho toluen tác dụng với Br2

Nếu cho toluen phản ứng với brom trong điều kiện có bột sắt sẽ thu được hỗn hợp sản phẩm thế brom chủ yếu vào vị trí para và ortho.

3. Điều kiện phản ứng

 Ánh sáng

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm C6H5CH2Br (Benzyl bromua), HBr (Hidro bromua), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia Br2 (brom), C6H5CH3 (Toluen), biến mất.

5. Bản chất của C6H5CH3 (Toluen) trong phản ứng

C6H5CH3 thuộc dãy đồng đẳng của benzen nên có tính chất của vòng benzen tham gia được phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen.

6. Tính chất hóa học của Toluen

Toluen tham gia phản ứng với chất brom khan cho ra brom toluen và axit HBr

Br2 + C6H5CH3 → C6H5CH2Br + HBr

Toluen tham gia phản ứng với khí clo tạo thành diclometan và axit HCl trong điều kiện có sự xúc tác của ánh sáng.

Cl2 + C6H5CH3 → HCl + C6H5CH2Cl

Toluen tham gia phản ứng với nitro hóa tạo ra nitrotoluen và nước .

C6H5CH3 + HNO3 → C6H4NO2CH3 + H2O

Toluen tham gia phản ứng cộng với H2 tạo ra metylxiclohexan.

2C6H5CH3 + 7H2 → 2C6H12CH3

Toluen tham gia phản ứng oxy hóa với nhóm metyl.

7. Tính chất vật lí của toluen

Toluene là chất lỏng trong suốt, có mùi nhẹ và không có mùi, rất dễ bay hơi và dễ cháy. Độ nhớt là 0,590 cP ở 20 độ C. Nhiệt độ tới hạn là 320 độ C. Độ hòa tan trong nước là 0,053 g / 100 mL (20-25 ° C).

8. Tính chất hóa học của Br2

a. Tác dụng với kim loại

    Sản phẩm tạo muối tương ứng

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    b. Tác dụng với hidro

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Độ hoạt động giảm dần từ Cl → Br → I

    Các khí HBr, HI tan vào nước tạo dung dịch axit.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Về độ mạnh axit thì lại tăng dần từ HCl < HBr < HI.

    c. Tính khử của Br2, HBr

    - Brom thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh (như nước clo, …)

Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 (Axit bromic) + 10HCl

    - Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dd) mạnh hơn HCl. HBr khử được H2SO4 đặc thành SO2.

2HBr + H2SO → Br2 + SO2 + 2H2O

    - Dd HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dd HF và HCl không có phản ứng này):

4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2

9. Cách thực hiện phản ứng

Chúng mình không thông tin về làm thế nào để Br2 (brom) phản ứng với C6H5CH3 (Toluen) và tạo ra chất C6H5CH2Br (Benzyl bromua) phản ứng với HBr (Hidro bromua).

Nếu đang làm bài tập các bạn có thể viết đơn giản là Br2 (brom) tác dụng C6H5CH3 (Toluen) và tạo ra chất C6H5CH2Br (Benzyl bromua), HBr (Hidro bromua)

10. Bạn có biết

- Trong thực tế, sẽ có thể nhiều hơn 1 phương pháp điều chế từ Br2 (brom) ra C6H5CH2Br (Benzyl bromua)

11. Câu hỏi bài tập

Câu 1. Khi cho một ít benzen vào ống nghiệm đựng nước brom, lắc nhẹ. Hiện tượng quan sát được là:

A. nước brom mất màu, thu được chất lỏng đồng nhất

B. chất lỏng trong ống nghiệm chia thành 2 lớp: lớp có màu đỏ và lớp không màu

C. chất lỏng trong ống nghiệm không thay đổi

D. nước brom mất màu, có chất lỏng không tan chìm xuống đáy ống nghiệm

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Benzen không tác dụng với nước brom. Vì vậy khi cho benzen vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên. Chất lỏng trong ống nghiệm sẽ tách thành hai lớp: Lớp chất lỏng trên là dung dịch brom trong benzen có màu vàng (phần này do benzen tan trong brom tạo nên), lớp dưới là nước trong suốt.

Câu 2. Điều nào sau đây sai khi nói về toluen?

A. Là một hiđrocacbon thơm

B. Có mùi thơm nhẹ

C. Là đồng phân của benzen

D. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 3. Cho benzen tác dụng với hidro dư, có xúc tác thu được xiclohexan (C6H12). Điều đó chứng tỏ:

A. phân tử benzen có mạch vòng, có 3 liên kết đôi C=C

B. Benzen là hidrocacbon mạch hở có 3 liên kết đôi C=C

C. Phân tử benzen có cấu tạo vòng phẳng

D. phân tử benzen có cấu tạo mạch hở, không phân nhánh.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Cho benzen tác dụng với hidro dư, có xúc tác thu được xiclohexan (C6H12). Điều đó chứng tỏ: phân tử benzen có mạch vòng, có 3 liên kết đôi C=C

Câu 4. Hiện tượng gì xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch thuốc tím?

A. Dung dịch KMnO4 bị mất màu.

B. Có kết tủa trắng.

C. Có sủi bọt khí.

D. Không có hiện tượng gì.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện tượng xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch thuốc tím là dung dịch KMnO4 bị mất màu.

C6H5CH3 + 2KMnO4 → H2O + KOH + 2MnO2+ C6H5COOK

Câu 5. Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch nước brom là

A. C2H2, C6H6, CH4.

B. C2H2, CH4, C2H4.

C. C2H2, C2H4.

D. C2H2, H2, CH4.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất đã học.

Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch nước brom là C2H2, C2H4.

Hương trình hóa học

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

C2H4 + Br2→ C2H4Br2

Câu 6. Dãy chất nào sau đây gồm các chất làm mất màu dung dịch nước brom?

A. Axeton, axit fomic, fomanđehit.

B. Propanal, axit fomic, etyl axetat

C. Etanal, propanon, etyl fomat.

D. Etanal, axit fomic, etyl fomat.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Etanol (CH3CHO); axit fomic (HCOOH); etylfomat (HCOOC2H5) đều có tính khử (của -CHO) nên đều có phản ứng với Br2

Câu 7. Đốt cháy hòa toàn 7,8 gam benzen rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

A. tăng 56,4 gam.

B. giảm 28,2 gam.

C. giảm 56,4 gam.

D. tăng 28,2 gam.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

nC6H6 = 7,8/78 = 0,1 (mol)

Phương trình hóa học:

C6H6+ 15/2O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 6CO2 + 3H2O

0,1 → 0,6 → 0,3 (mol)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,6 → 0,6 (mol)

⇒ mCaCO3 = 0,6.100 = 60 (g)

mCO2 + mH2O= 0,6.44 + 0,3.18 = 31,8 (g) < mCaCO3

⇒ khối lượng dung dịch giảm là: 60 − 31,8 = 28,2 (g)

Câu 8. Dãy đồng đẳng benzen có công thức chung là

A.CnH2n+2

B. CnH2n-2

C. CnH2n-4

D. CnH2n-6

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 9. Công thức phân tử của Strien là

A.C6H6

B. C7H8

C. C8H8

D. C8H10

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 10. Công thức phân tử của toluen là

A.C6H6

B. C7H8

C. C8H8

D. C8H10

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 11. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Benzen và đồng đẳng của benzen chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng.

B. Benzen và đồng đẳng của benzen chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế.

C. Benzen và đồng đẳng của benzen vừa có khả năng tham gia phản ứng cộng, vừa có khả năng tham gia phản ứng thế.

D. Benzen và đồng đẳng của benzen không có khả năng tham gia phản ứng cộng và phản ứng thế.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 12. Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sẩn phẩm hữu cơ là

A.C6H6Br2

B. C6H6Br6

C. C6H5Br

D. C6H6Br44

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 12. Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là

A. o-bromtoluen

B. m-bromtoluen.

C. phenylbromua

D. benzylbromua

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Khi dùng xúc tác bột Fe thì Br thế vào H ở vòng

Khi chiếu sáng thì Br thế vào H ở nhánh

Câu 14. Cho toluen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế 2,4,6-trinitrotoluen (TNT). KHối lượng điều chế được từ 23 kg toluen (hiệu suất 80%)là

A. 45,40 kg

B. 70,94 kg

C. 18,40 kg

D. 56,75 kg

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

C6H5CH3 + 3HONO2 → C6H5(NO2)3CH3 + 3H2O

92 gam 227 gam (H= 100%)

23 kg m kg (H = 80%)

m = 23.227/92 .80% = 45,4 kg

1 62 lượt xem
Tải về