CH3OH ra HCHO l CH3OH + O2 → HCHO + H2O | Ancol metylic ra Andehit fomic

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình CH3OH + O2 → HCHO + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 73 lượt xem
Tải về


Phản ứng CH3OH + O2 → HCHO + H2O

1. Phương trình từ CH3OH ra HCHO

CH3OH + O2\overset{t^{\circ }, xt}{\rightarrow} HCHO + H2O

2. Điều kiện phản ứng từ CH3OH ra HCHO

Nhiệt độ: 600oC

Xúc tác: Ag

3. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm H2O (nước), HCHO (Andehit formic(formaldehit)), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia CH3OH (metanol), O2 (oxi), biến mất.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của CH3OH (Ancol metylic)

- Trong phản ứng trên CH3OH là chất khử.

- CH3OH oxi hoá không hoàn toàn tạo thành HCHO.

4.2. Bản chất của O2 (Oxi)

Trong phản ứng trên O2 là chất oxi hoá.

5. Cách thực hiện phản ứng

 Cho CH3OH (metanol) tác dụng O2 (oxi) và tạo ra chất H2O (nước), HCHO (Andehit formic(formaldehit))

6. Tính chất hóa học của Ancol

6.1. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH ancol (phản ứng đặc trưng của Ancol)

- Tính chất chung của ancol:

2ROH + Na → 2RONa + H2

- Tính chất đặc trưng của glixerol:

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O

(ĐK: muốn tác dụng với Cu(OH)2 phải có 2 nhóm -OH trở lên liền kề nhau)

→ Phản ứng này dùng để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có 2 nhóm OH cạnh nhau trong phân tử.

6.2. Phản ứng thế nhóm OH

- Phản ứng với axit vô cơ:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

- Phản ứng tạo dien: dùng sản xuất cao su buna.

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

(ĐK: phải có xúc tác là Al2O3 + MgO hoặc ZnO/500ºC)

6.3. Phản ứng tách nước (phản ứng đề hidrat hoá)

Chú ý:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

(ĐK n ≥ 2, theo quy tắc Zai-xép)

(ancol bậc càng cao thì càng dễ khử nước tạo anken)

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

(phải là rượu no, đơn chức)

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

(ancol bậc càng thấp thì càng dễ khử nước tạo ete)

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

6.4. Phản ứng oxi hoá

- Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

- Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

7. Tính chất vật lí của ancol

Các ancol thường có các tính chất vật lý sau: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn: Do sự tồn tại của liên kết hidro giữa các phân tử ancol, cần nhiều nhiệt độ để vỡ các liên kết này, vì vậy nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của ancol thường cao hơn so với các hidrocacbon tương đương.

Độ tan trong nước: Các ancol từ C1 đến C3 (methanol, ethanol và propanol) tan vô hạn trong nước do khả năng tạo liên kết hidro mạnh với nước. Từ C4 trở đi, độ tan trong nước giảm dần do kích thước của phân tử ancol tăng lên và sức mạnh của liên kết hidro không còn đủ mạnh để duy trì tính tan trong nước.

Sự tồn tại của liên kết hidro giữa các phân tử ancol và giữa các phân tử ancol với nước có thể giải thích các tính chất này. Điều này làm cho ancol trở thành một loại chất lỏng có sự tương tác mạnh mẽ với nước và có nhiều ứng dụng trong hóa học và công nghiệp.

8. Tính chất hóa học của O2

Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44), chỉ kém flo (3,98).

    Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh. Trong các hợp chất (trừ hợp chất với flo), nguyên tố oxi có số oxi hoá là -2.

    Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, ...) và các phi kim (trừ halogen). Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

8.1. Tác dụng với kim loại

    Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ au và Pt), cần có to tạo oxit:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

8.2. Tác dụng với phi kim

    Tác dụng với hầu hết phi kim (trừ halogen), cần có to tạo oxit:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    ĐB: Tác dụng với H2 nổ mạnh theo tỉ lệ 2:1 về số mol:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

8.3. Tác dụng với hợp chất

    - Tác dụng với các chất có tính khử:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    - Tác dụng với các chất hữu cơ:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

9. Bài tập

Câu 1: Phản ứng nào sau đây không tạo anđehit axetic?

A. Cho axetilen phản ứng với nước.

B. Oxi hóa không hoàn toàn etilen.

C. Oxi hóa không hoàn toàn ancol etylic.

D. Oxi hóa không hoàn toàn ancol metylic.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2: Các đồng phân anđehit của C5H10O là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 3: Anđehit axetic không tác dụng được với

A. Na.

B. H2.

C. O2.

D. dung dịch AgNO3/NH3.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 4: Cho các nhận định sau:

(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.

(b) Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc một.

(c) Anđehit tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag.

(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO.

Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 5: Ứng dụng nào sau đây không phải của anđehit fomic

A. Dùng để sản xuất nhựa phenol-fomanđehit.

B. Dùng để sản xuất nhựa ure-fomanđehit.

C . Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật.

D. Dùng để sản xuất axit axetic.

Lời giải:

Đáp án: D

1 73 lượt xem
Tải về