C6H5-CH=CH2 ra C6H5-CHBr-CH2Br l C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br là phản ứng cộng. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 47 lượt xem
Tải về


Phản ứng C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br

1. Phương trình phản ứng Stiren phản ứng Br2

C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br

2. Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng phản ứng

Khi cho stiren vào dung dịch brom trong CCl4 thì dung dịch brom bị nhạt màu.

4. Cách thực hiện phản ứng

- Cho stiren tác dụng với brom.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của C6H5-CH=CH2 (Stiren)

Do có nhóm vinyl -CH=CH2 nên stiren tham gia được phản ứng cộng với halogen và hidro halogen.

5.2. Bản chất của Br2 (Brom)

Brom thuộc nhóm halogen nên phản ứng với hidro để tạo thành hidro halogenua.

6. Tính chất hóa học của Stiren

6.1. Phản ứng cộng

Halogen (Cl2, Br2), hiđro halogenua (HCl, HBr) cộng vào nhóm vinyl ở stiren tương tự như cộng vào anken.

Tính chất hóa học của Stiren | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

6.2. Phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp

nC6H5CHCH2 → (-CH(C6H5)-CH2-)n

Styren polistiren

Tính chất hóa học của Stiren | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Phản ứng trùng hợp đồng thời 2 hay nhiều loại monome gọi là phản ứng đồng trùng hợp.

6.3. Phản ứng oxi hoá

Giống như etilen, stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 và bị oxi hoá ở nhóm vinyl.

3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + 10MnO2 + KOH + 4H2O

7. Tính chất vật lí và nhận biết stiren

- Stiren là một chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

- Nhận biết: Stiren làm mất màu nước brom và tạo thành hợp chất có công thức C8H8Br2. Ta có thể sử dụng tính chất này để nhận biết stiren.

8. Tính chất hóa học của Br2

8.1. Tác dụng với kim loại

    Sản phẩm tạo muối tương ứng

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

8.2. Tác dụng với hidro

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Độ hoạt động giảm dần từ Cl → Br → I

    Các khí HBr, HI tan vào nước tạo dung dịch axit.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Về độ mạnh axit thì lại tăng dần từ HCl < HBr < HI.

8.3. Tính khử của Br2, HBr

    - Brom thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh (như nước clo, …)

Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 (Axit bromic) + 10HCl

    - Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dd) mạnh hơn HCl. HBr khử được H2SO4 đặc thành SO2.

2HBr + H2SO → Br2 + SO2 + 2H2O

    - Dd HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dd HF và HCl không có phản ứng này):

4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2

9. Bài tập vận dụng

Câu 1. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Stiren là đồng đẳng của benzen.

B. Stiren còn có tên gọi là vinylbenzen.

C. Stiren là chất lỏng tan nhiều trong nước.

D. Công thức phân tử của stiren là C8H10.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

B. Stiren còn có tên gọi là vinylbenzen.

Câu 2. Cho các chất sau: Benzen, stiren, toluen, axetilen, etilen số chất làm mất màu nước brom là

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3. Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom?

A. Triolein

B. Phenol

C. Stiren

D. Vinyl axetat

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. Nhận định nào sau đây sai?

A. Stiren làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường.

B. Benzen làm mất màu dung dịch brom khi có xúc tác bột sắt.

C. Cumen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

D. Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 5. Strien có công thức phân tử là:

A. C6H6

B. C7H8

C. C8H8

D. C8H10

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 6. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợpđể tạo polime?

A. benzen

B. toluen

C. cumen

D. stiren

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 7. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?

A. benzen

B. toluen

C. propan

D. stiren

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường

3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn ankybenzen X thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C6H6

B. C7H8

C. C8H8

D. C8H10

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 9. Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây?

A. dung dịch KMnO4

B. khí H2, Ni, to

C. dung dịch NaOH

D. dung dịch Br2

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br

C6H5-CH=CH2 + H2 → C6H5-CH2-CH3.

C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + MnO2 + H2O + CO2

Câu 10. Cho các nhận định sau:

(1) Tất cả hiđrocacbon thơm đều làm mất màu dung dịch Brom

(2) Có thể nhận biết stiren, toluen và benzen bằng thuốc thử duy nhất là dung dịch KMnO4.

(3) Cumen không làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

(4) Bezen có các nguyên tử cacbon liên kết với nhau thành vòng sáu cạnh đều.

Số nhận định sai là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

(1) sai, vì không phải hiđrocacbon nào cũng làm mất màu dung dịch Br2

(2) đúng, vì

Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở ngay nhiệt độ thường.

Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở mọi điều kiện.

(3) sai, vì cumen có làm mất màu dung dịch thuốc tím khí đun nóng

(4) Đúng

1 47 lượt xem
Tải về