(C17H35COO)3C3H5 ra C17H35COONa l (C17H35COO)3C3H5 + NaOH → C17H35COONa + C3H5(OH) | Tristearin ra Glixerol

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình (C17H35COO)3C3H5 + NaOH → C17H35COONa + C3H5(OH) là phản ứng thủy phân. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 50 lượt xem
Tải về


Phản ứng (C17H35COO)3C3H5 + NaOH → C17H35COONa + C3H5(OH)

1. Công thức của tristearin

Công thức hóa học của tristearin là (C17H35COO)3C3H5

Ngoài ra các bạn tham khảo một số công thức của chất béo thường gặp:

(C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin)

(C17H33COO)3C3H5: trioleoylglixerol (triolein)

2. Xà phòng hóa tristearin

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

3. Điều kiện phản ứng Tristearin tác dụng với NaOH

Thủy phân trong môi trường kiềm.

Đun sôi nhẹ.

4. Cách thực hiện phản ứng

- Cho 2g tristearin vào ống nghiệm, sau đó cho tiếp dung dịch 1 ml NaOH 30%. Lắc đều ống nghiệm rồi đun cách thủy trong 5 phút.

5. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Chất rắn trong ống nghiệm tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch đồng nhất.

6. Bản chất của (C17H35COO)3C3H5 (Tristearin) trong phản ứng

Về cấu tạo, (C17H35COO)3C3H5 là trieste nên có tính chất của este nói chung. (C17H35COO)3C3Hbị thuỷ phân trong môi trường bazo tạo thành muối natri của axit béo được dùng làm xà phòng nên phản ứng này gọi là phản ứng xà phòng hoá.

7. Tính chất hóa học của chất béo (C17H35COO)3C3H5

7.1. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit

- Khi đun nóng với nước có xúc tác axit, chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và các axit béo:

Tính chất hóa học của Chất béo (Lipit) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

7.2. Phản ứng xà phòng hóa

- Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng:

Tính chất hóa học của Chất béo (Lipit) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

7.3. Phản ứng hiđro hóa

- Chất béo có chứa các gốc axit béo không no tác dụng với hiđro ở nhiệt độ và áp suất cao có Ni xúc tác. Khi đó hiđro cộng vào nối đôi C=C :

Tính chất hóa học của Chất béo (Lipit) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

7.4. Phản ứng oxi hóa

- Nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peooxit, chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.

8. Tính chất hóa học của NaOH

NaOH Là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.

Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:

NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O

Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…

2 NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

Phản ứng với axit hữu cơ tạo thành muối và thủy phân este, peptit:

NaOH phản ứng với axit hữu cơ tạo muối và peptit

Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2 NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓

Tác dụng với kim loại lưỡng tính:

2 NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

9. Ứng dụng của chất béo (C17H35COO)3C3H5

Vai trò của chất béo trong cơ thể

- Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.

- Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.

+ Ở ruột non, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza, và dịch mật, chất béo bị thủy phân nhờ axit béo và glixerol rồi được hấp thụ vào thành ruột. Ở đó, glixerol và axit béo lại kết hợp với nhau tạo thành axit béo rồi được máu vận chuyển đến các tế bào. Nhờ những phản ứng sinh hóa phức tạp, chất béo bị oxi hóa chậm thành CO2 và nước, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

+ Chất béo chưa sử dụng được tích lũy thành các mô mỡ. Vì thế trong cơ thể chất béo là nguồn cung cấp, dự trữ năng lượng. Chất béo còn là nguyên liệu để tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể. Nó còn có tác dụng đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.

- Khi bị oxi hóa, chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều hơn so với chất đạm và chất bột.

Ứng dụng trong công nghiệp

- Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu được dùng để điều chế glixerol và xà phòng. Ngày nay, người ta đã sử dụng một số dầu thực vật làm nhiên liệu cho động cơ điezeen.

- Glixerol được dùng trong sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm, thuốc nổ,... Ngoài ra chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp,..

Lưu ý

- Khi để lâu trong không khí, chất béo có mùi ôi. Đó là do tác dụng của hơi nước, oxi và vi khuẩn lên chất béo.Để hạn chế điều này, cần lưu ý bảo quản chất béo ở nhiệt độ thấp hoặc cho vào chất béo một ít chất chống oxi hóa, hay đun chất béo (mỡ) với một ít muối ăn.

10. Bạn có biết

- Phản ứng trên gọi là phản ứng xà phòng hóa.

- Các este khác cũng có phản ứng xà phòng hóa tương tự tristearin.

11. Bài tập vận dụng

Câu 1. Xà phòng hóa hoàn toàn a gam chất béo A với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 0,92gam glixerol và 9,18 muối khan. Giá trị của a là

A. 19,12.

B. 17,8.

C. 8,9.

D. 14,68.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

nC3H5(OH)3 = 0,01 mol → nNaOH= 3. nC3H5(OH)3 = 0,03 mol

Bảo toàn khối lượng:

mA + mNaOH= mC3H5(OH)3 + mmuối

→ mA = 8,9 gam

Câu 2. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

A. C17H35COONa và glixerol

B. C15H31COONa và glixerol

C. C15H31COONa và etanol

D. C17H33COONa và glixerol

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Tristearin có công thức là (C17H35COO)3C3H5

(C17H35COO)3C3H5+ 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Vậy khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là C17H35COONa và glixerol.

Câu 3. Công thức hóa học nào sau đây là của tristearin:

A. (C17H35COO)3C3H5

B. (C15H31COO)3C3H5

C. (C17H33COO)3C3H5

D. (C17H31COO)3C3H5

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

(C17H35COO)3C3H5

Câu 4. Cho 0,15 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, đun nóng, thu được a gam glixerol. Giá trị của a là:

A. 13,8.

B. 18,4.

C. 14,4.

D. 9,2.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình phản ứng Xà phòng hóa tristearin

(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3

0,15 → 0,15 mol

Ta có: nglixerol= ntristearin = 0,15 mol → mglixerol = 0,15.92 = 13,8 gam

Câu 5. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch NaOH dư, thu được 30,6 gam muối. Giá trị của m là

A. 29,7 gam

B. 14,85 gam

C. 22,28 gam

D. 11,14 gam

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Số mol C17H35COONa là 0,1 mol nên số mol tristearin là 1/30 mol

Suy ra m = 891.1/30 = 29,7 gam

1 50 lượt xem
Tải về