C6H6 ra C6H12 l C6H6 + H2 → C6H12 | Benzen ra Xiclohexan

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình C6H6 + H2 → C6H12 là phản ứng cộng. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 53 lượt xem
Tải về


Phản ứng C6H6 + H2 → C6H12

1. Phương trình phản ứng Benzen cộng H2

C6H6 + 3H2 \overset{t^{o} ,Ni}{\rightarrow}C6H12

2. Điều kiện để C6H6 ra C6H12

Benzen phản ứng cộng vs H2 khi sử dụng Niken làm chất xúc tác tạo ra xiclohexan.

3. Bản chất của C6H6 (Benzen) trong phản ứng

Trong điều kiện thích hợp C6H6 có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2,…

4. Tính chất của Benzen

4.1. Tính chất vật lý Benzen

Bezen là chất lỏng, không màu, có mùi thơm đặc trưng nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

4.2. Tính chất hóa học Benzen

Tính chất hóa học nổi bật của benzen là phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa. Và đây cũng là 3 tính chất hóa học phổ biến của các chất thuộc đồng đẳng benzen hoặc các hiđrocacbon thơm.

Phản ứng thế

C6H6+ Br2 → C6H5Br + HBr (Fe, to)

C6H6 + HNO3 → C6H5NO2 + H2O (H2SO4 đặc, to)

Phản ứng cộng

C6H6 + 3H2 → xiclohexan (Ni, to)

C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6 (as) (hexacloran hay 666 hay 1,2,3,4,5,6 - hexacloxiclohexan)

Phản ứng oxi hóa

Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4.

Oxi hóa hoàn toàn:

C6H6 + 7,5O2 → 6CO2+ 3H2O (to)

5. Tính chất hóa học của Hiđro

Hiđro là phi kim có tính khử. Ở những nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt. Cụ thể:

- Hiđro tác dụng với oxi

Hiđro cháy trong oxi theo phương trình hóa học:

Nêu tính chất hóa học của khí hiđro? Ví dụ minh họa

Hỗn hợp H2 và O2 là hổn hợp nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2 : O2 là 2:1 về thể tích.

- Hiđro tác dụng với một số oxit kim loại như FeO, CuO, Fe2O3, …

Ví dụ:

Hiđro phản ứng với đồng oxit ở nhiệt độ khoảng 400°C theo phương trình hóa học:

Nêu tính chất hóa học của khí hiđro? Ví dụ minh họa

6. Điều chế benzen

Từ axetilen:

3C2H2 → C6H6 (C, 600oC)

Tách H2 từ xiclohexan:

C6H12→ C6H6 + 3H2 (to, xt)

7. Ứng dụng của Benzen

Trong ngành công nghiệp, benzen được dùng trong một số ngành công nghiệp hóa hữu cơ. Nó được sử dụng chủ yếu làm dung môi trong công nghiệp hóa chất và dược phẩm. Nó là nguyên liệu ban đầu và chất trung gian điều chế ra những hóa chất khác, đáng kể đến là cumene, cyclohexane, etylbenzen (các ankylbenzen khác) và nitrobenzene.

Benzen được dùng để điều chế phenol và anilin được sử dụng trong thuốc nhuộm và trong dodecylbenzene được sử dụng cho chất tẩy rửa. Bên cạnh đó, chúng còn được sử dụng để tổng hợp monome trong sản xuất cao su, chất bôi trơn, polyme dùng cho nhựa, chất tẩy rửa, chất nổ, thuốc trừ sâu và sợi.

Benzen cũng là dung môi hòa tan các chất như dầu mỡ, cao su, vecni. Vì vậy, nó được ứng dụng để để tẩy dầu mỡ cho sợi, vải, len, dạ, giặt khô, tấm kim loại, dụng cụ.

Ngoài ra benzen còn là một thành phần trong xăng để tăng chỉ số octan.

8. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Benzen và đồng đẳng của benzen chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng.

B. Benzen và đồng đẳng của benzen chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế.

C. Benzen và đồng đẳng của benzen vừa có khả năng tham gia phản ứng cộng, vừa có khả năng tham gia phản ứng thế.

D. Benzen và đồng đẳng của benzen không có khả năng tham gia phản ứng cộng và phản ứng thế.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là

A. Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe

B. Không gây hại cho sức khỏe

C. Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại

D. Gây hại cho sức khỏe

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Tuy benzen có mùi thơm nhẹ, nhưng mùi này có hại cho sức khỏe (gây bệnh bạch cầu). Ngoài ra, khi hít benzen vào có thể gây vô sinh, cần lưu ý khi tiếp xúc trực tiếp với benzen (có thể gây ung thư máu).

Tương tự vậy, nếu tiếp xúc với toluen trong thời gian đủ dài có thể gây bệnh ung thư

Câu 3. Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là:

A. CnH2n+6(n ≥ 6).

B. CnH2n-6 (n ≥ 3).

C. CnH2n-8 (n ≥ 8).

D. CnH2n-6 (n ≥ 6).

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là: CnH2n-6 (n ≥ 6).

Câu 4. Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là

A. dung dịch brom.

B. Br2 (xt Fe).

C. dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4.

D. dung dịch KMnO4.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Không dùng được Br2 dung dịch vì cả benzen và toluen đều không phản ứng.

Không dùng được Br2 khan (xt Fe) vì benzen và toluen đều cho hiện tượng giống nhau.

Có thể dùng dung dịch KMnO4 vì:

+ C6H6 không làm mất màu

+ Stiren làm mất màu KMnO4 ở nhiệt độ thường

3C6H5CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + 10MnO2+ KOH + 4H2O

+ C6H5CH3 làm mất màu KMnO4 khi đun nóng

C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2

1 53 lượt xem
Tải về