C12H22O11 ra C6H12O6 l C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6 | Saccarozo ra Glucozo l Saccarozo ra Fructozo
Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6 là phản ứng thủy phân. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:
Phản ứng C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
1. Phương trình phản ứng thủy phân Saccarozơ
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Saccarozơ glucozơ fructozơ
2. Điều kiện phản ứng xảy ra thủy phân Saccarozơ
Nhiệt độ, axit vô cơ: HCl, H2SO4
3. Bản chất của Saccarozơ (C12H22O11) trong phản ứng
Khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm chất xúc tác, saccarozơ bị thủy phân thành glucozo và fructozo. Đây là phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit, phản ứng quan trọng của saccarozo.
4. Tính chất hóa học Saccarozơ
4.1. Saccarozo không tham gia phản ứng tráng gương
4.2. Ssaccarozơ thủy phân trong môi trường axit → glucozơ + fructozơ
Phương trình hóa học xảy ra
C12H22O11+ H2O → C6H12O6+ C6H12O6
Saccarozơ glucozơ fructozơ
Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ có tham gia phản ứng tráng gương
Để chứng minh sản phẩm sau thủy phân có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, người ta tiến hành cho dung dịch vào AgNO3 trong amoniac có xuất hiện kết tủa Ag màu trắng sáng
C6H12O6+ 8AgNO3 + 4NH3 → 8Ag + 6CO2 + 6NH4NO3
Chú ý phần bài tập: Dựa vào tỉ lệ mol phản ứng, người ta xác định được cả glucozơ và fructozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
4.3. Saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.
Phản ứng trên cho thấy saccarozơ có tính chất hóa học của ancol đa chức có hai nhóm –OH cạnh nhau.
5. Ứng dụng của saccarozo
Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát... Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.
6. Bài tập vận dụng
Câu 1. Trong thực tế Saccarozơ có những ứng dụng gì quan trọng:
A. Nguyên liệu chính trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc
B. Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người
C. Làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích
D. Làm thức ăn cho động vật, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm
Lời giải:
Đáp án: A
A. tinh bột bằng phản ứng thủy phân
B. mật ong
C. từ một số loại quả chín chứa nhiều glucozo
D. từ đường saccarozo bằng phản ứng thủy phân
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ
B. Glucozơ là chất dinh dưỡng và làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm
C. Trong mật ong, hàm lượng glucozơ lớn hơn fructozơ.
D. Cả glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 4. Trong công nghiệp chế tạo ruột phích người ta thường thực hiện phản ứng nào?
A. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
B. Cho mantozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cho anđehit oxalic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Trong công nghiệp người ta dùng glucozơ thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích.
CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Câu 5. Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ?
A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực
B. Tráng gương, tráng phích
C. Nguyên liệu sản xuất rượu etylic
D. Nguyên liệu sản xuất PVC
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 6. Để phân biệt các dung dịch sau: rượu etylic, glucozơ và axit axetic. Ta có thể dùng
A. giấy quỳ tím và Na
B. Na và dung dịch AgNO3/NH3
C. Na và dung dịch HCl
D. giấy quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Dùng giấy quỳ nhận biết axit axetic (giấy quỳ chuyển đỏ), 2 dung dịch còn lại không làm quỳ chuyển màu.
2 chất còn lại dùng dung dịch AgNO3/ NH3 nhận biết, dung dịch nào tạo lớp kim loại trắng sáng (phản ứng tráng gương) là glucozơ. Dung dịch còn lại là rượu etylic
Câu 7. Cho 3 dung dịch sau đây: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào dưới đây?
A. Phản ứng với Cu(OH)2 có nhiệt độ tạo ra kết tủa đỏ gạch.
B. Hòa tan vào dung dịch Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
C. Đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.
D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Cho 3 dung dịch sau đây: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung là:
Hòa tan vào dung dịch Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
Cu(OH)2 + C6H12O6→ [C6H11O6]2Cu + H2O
glucozơ
2C12H22O11 + Cu(OH)2→ (C12H21O11)2Cu + 2H2O
saccarozơ
Cu(OH)2 + C6H12O6 → [C6H11O6]2Cu + H2O
fructozơ
Câu 8. 3 chất Saccarozo, tinh bột, xenlulozo đều có thể tham gia vào phản ứng:
A. Tráng gương
B. Thủy phân.
C. Với Cu(OH)2.
D. Đổi màu iot.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Cho 3 dung dịch sau đây: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung là:
Hòa tan vào dung dịch Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
Câu 9. Hai chất nào dưới đây là đồng phân của nhau là
A. Saccarozơ và Fructozơ
B. Xenlulozơ và tinh bột
C. Saccarozơ và glucozơ.
D. Fructozơ và glucozơ.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Hai chất nào dưới đây là đồng phân của nhau là Fructozơ và glucozơ có cùng công thức phân tử là C6H12O6
Câu 10. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và chất nào dưới đây
A. C2H5OH
B. CH3CHO.
C. CH3COOH.
D. HCOOCH3.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 11. Cho các phản ứng sau:
1) Tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng với Cu(OH)2.
2) Lên men thành ancol (rượu) etylic.
3) Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử.
4) Hoà tan Cu(OH)2 ở nhiêt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam
Số thí nghiệm dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng với Cu(OH)2 => Glucozơ có nhóm CHO
Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử => Glucozơ có 5 nhóm OH
Hoà tan Cu(OH)2 ở nhiêt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam => Glucozơ có nhóm OH cạnh nha