C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O | C6H5OH ra C6H5ONa

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O là phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 121 lượt xem
Tải về


Phản ứng C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

1.Phương trình phản ứng C6H5OH+ NaOH

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

2. Điều kiện phản ứng Phenol tác dụng NaOH

Nhiệt độ: 43°C

3. Cách thực hiện phản ứng Phenol tác dụng NaOH

Cho NaOH tác dụng với C6H5OH.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Phenol hầu như không tan trong nước lạnh nhưng tan trong dung dịch NaOH.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của C6H5OH (Phenol)

Phenol mang tính chất của nhóm -OH nên tham gia được phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH, tác dụng được với bazo mạnh tạo muối phenolate.

5.2. Bản chất của NaOH (Natri hidroxit)

NaOH là một bazo mạnh phản ứng được với phenol.

6. Mở rộng phản ứng C6H5OH tác dụng với NaOH ra C6H5ONa

Ngoài phương trình phản ứng hóa học trên các bạn có thể viết phương trình phản ứng phenol và NaOH dưới dạng công thức cấu tạo:

Phenol có tác dụng với NaOH không

7. Tính chất hóa học của Phenol

Nhân hút e, –OH đẩy e.

7.1. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH

* Tác dụng với kim loại kiềm:

C6H5OH + Na → C6H5ONa (Natri phenolat) + 1/2 H2

* Tác dụng với bazơ:

C6H5OH (rắn, không tan) + NaOH → C6H5ONa (tan, trong suốt) + H2O

→ Phenol có tính axit, tính axit của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

Chú ý: tính axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím, thứ tự: nấc II của H2CO3 < phenol < nấc I của H2CO3.

⇒ Có phản ứng:

C6H5ONa (dd trong suốt) + H2O + CO2 → C6H5OH (vẩn đục) + NaHCO3

C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3

7.2. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

+ Phản ứng với H2:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

+ Phản ứng trùng ngưng với fomandehit:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

8. Tính chất vật lí của phenol

– Phenol là chất rắn, có dạng tinh thể không màu, mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43°C.

– Để lâu ngoài không khí, phenol bị oxy hóa một phần nên có màu hồng và bị chảy rữa do hấp thụ hơi nước.

– Phenol ít tan trong nước lạnh, tan trong một số hợp chất hữu cơ.

9. Tính chất hóa học của NaOH

NaOH Là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.

Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:

NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O

Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…

2 NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2 NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓

Tác dụng với kim loại lưỡng tính:

2 NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

10. Bài tập vận dụng

Câu 1. Benzen không phản ứng với dung dịch brom nhưng phenol làm mất màu nâu đỏ của dung dịch brom nhanh chóng vì lí do nào sau đây?

A. Phenol có tính axit

B. Tính axit của phenol yếu hơn cả axit cacbonic

C. Phenol là dung môi hữu cơ phân cực hơn benzen

D. Do ảnh hưởng của nhóm -OH, cả vị trí ortho và para trong phenol trở nên giàu điện tích âm, tạo điều kiện cho tác nhân Br nhanh chóng tấn công

Lời giải:

Đáp án: D

Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2 vì có nhóm OH đẩy điện tử vào vòng benzen làm H trong vòng dễ bị thế.

Câu 2. Người ta có thể điều chế phenol từ canxicacbua theo sơ đồ sau:

CaC2 → X → Y → Z → T → C6H5OH

Hãy chọn X, Y, Z, T phù hợp

A. X: C2H2; Y: C6H6; Z: C6H5Cl; T: C6H5ONa

B. X: C2H2; Y: C6H6; Z: C6H5-CH=CH2, T: C6H5ONa

C. X: C2H2; Y: C4H4; Z: C4H14; T: C6H5Cl

D. X: C2H2; Y: C4H4; Z: C6H5Cl; T: C6H5ONa

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

CH≡CH \overset{t^{o} }{\rightarrow}C6H6

C6H6 + Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}C6H5Cl + HCl

C6H5Cl + 2NaOH ⟶ C6H5ONa + H2O + NaCl

Câu 3. Hóa chất để phân biệt: benzen, axetilen, striren là:

A. Dung dịch AgNO3

B. Dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3

C. Dung dịch phenolphthalein

D. Cu(OH)2

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 4. Nhận xét nào sau đây về phenol (C6H5OH) là không đúng?

A. Không bị oxi hóa khi để lâu trong không khí.

B. Phản ứng với nước Br2 tạo kết tủa.

C. Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím.

D. Tan được vào dung dịch KOH

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Phenol là hợp chất thơm tồn tại ở trạng thái tinh thể, ít tan trong nước nhưng để lâu trong không khí ẩm lại bị chảy rữa do hút nước, ngoài ra, nó còn dễ bị oxi hóa bởi oxi trong không khí chuyển thành màu hồng.

(hoặc dùng phương pháp loại trừ, B, C ,D hiển nhiên đúng)

Câu 5. Cho các phát biểu sau về phenol:

(a) phenol tan nhiều trong nước lạnh;

(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;

(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;

(d) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol;

(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Các phát biểu đúng là:

(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;

(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;

(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Câu 6. Nếu cho cùng một lượng chất tác dụng với Na hoặc với NaOH thì số mol X phản ứng bằng số mol NaOH và bằng số mol H2 sinh ra. X là

A. CH2(OH)CH2OH

B. HOC6H4-CH2OH

C. HOC6H4OH

D. Tất cả các chất trên.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Số mol X bằng số mol NaOH phản ứng => X chứa 1 nhóm –OH phenol

Số mol X bằng số mol H2 sinh ra => X chứa 2 nhóm –OH trong phân tử

=> X chứa 1 nhóm –OH phenol và 1 nhóm –OH ancol

Câu 7. Phản ứng giữa CO2 với dung dịch C6H5ONa xảy ra theo phương trình hóa học sau:

CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3. Phản ứng xảy ra được là do phenol có:

A. tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic

B. tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic

C. tính axit mạnh hơn axit cacbonic

D. tính axit yếu hơn axit cacbonic

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Dựa vào tính chất: axit mạnh hơn đẩy axit yếu hơn ra khỏi muối tạo thành muối mới và axit mới yếu hơn axit ban đầu.

Do đó axit cacbonic có tính axit mạnh hơn phenol.

Câu 8. Cho 15,8 gam hỗn hợp gồm CH3OH, C6H5OH tác dụng với dung dịch brom dư, thì làm mất màu vừa hết 48 gam Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thì thể tích CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là

A. 16,80 lít.

B. 44,80 lít.

C. 22,40 lít.

D. 17,92 lít.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

nBr2 = 48/160=0,3mol

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr

0,1 mol ← 0,3 mol

→ mC6H5OH = 0,1.94 = 9,4 gam

mCH3OH = 15,8 − 9,4 = 6,4 gam

nCH3OH = 6,4/32=0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố C:

→ nCO2 = nCH3OH + 6.nC6H5OH= 0,2 + 6.0,1=0,8mol

→ VCO2(ktc) = 0,8.22,4 = 17,92 lít

Câu 9. Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ rằng

A. Phenol có nguyên tử hiđro linh động.

B. Phenol có tính axit.

C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol

D. ảnh hưởng của gốc –C6H5 đến nhóm –OH trong phân tử phenol

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Benzen không có phản ứng thế với dung dịch brom vào nhân thơm ở điều kiện thường.

Mà phenol phản ứng với dung dịch Br2 → ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc -C6H5 trong phân tử phenol

Câu 10. Hãy chọn các phát biểu đúng về phenol (C6H5OH)

(1). phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic;

(2). phenol làm đổi màu quỳ tím thành đỏ;

(3). hiđro trong nhóm –OH của phenol linh động hơn hiđro trong nhóm –OH của etanol,như vậy phenol có tính axit mạnh hơn etanol;

(4). phenol tan trong nước (lạnh ) vô hạn vì nó tạo được liên kết hiđro với nước

(5). axit picric có tính axit mạnh hơn phenol rất nhiều;

(6). phenol không tan trong nước nhưng tan tốt trong dd NaOH.

A. (1), (2), (3), (6).

B. (1), (2), (4), (6).

C. (1), (3), (5), (6).

D. (1), (2), (5), (6).

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

(2) sai vì phenol có tính axit rất yếu nên không làm đổi màu quỳ tím.

(4) sai vì phenol tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66oC, tan tốt trong etanol, ete và axeton,...

Có 4 phát biểu đúng là (1), (3), (5), (6)

Câu 11. Cho Na tác dụng với etanol dư sau đó chưng cất đuổi hết etanol dư rồi đổ nước vào, cho thêm vài giọt quỳ tím thì thấy dung dịch

A. có màu xanh.

B. có màu đỏ

C. có màu hồng.

D. có màu tím.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Phản ứng của etanol với natri:

CH3CH2OH (dư) + Na (hết) → CH3CH2ONa + 1/2H2

Sau khi chưng cất đuổi etanol, còn lại CH3CH2ONa, thêm nước vào có phản ứng

CH3CH2ONa + H2O → CH3CH2OH + NaOH

Dung dịch sẽ có màu xanh

Câu 12. Cho các chất sau: etanol, glixerol, etylen glicol. Chất không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là

A. etylen glicol.

B. glixerol

C. etanol.

D. etanol và etylen glicol.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → (C2H4(OHO))2Cu + 2H2O

Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 ⟶ 2H2O + [C3H5(OH)2O]2Cu

Câu 13. Nhỏ từ từ từng giọt brom vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol hiện tượng quan sát được là

A. nước brom bị mất màu.

B. xuất hiện kết tủa trắng.

C. xuất hiện kết tủa trắng sau tan dần.

D. xuất hiện kết tủa trắng và nước brom bị mất màu.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Phản ứng của dung dịch phenol với dd Br2 tạo kết tủa trắng là C6H2(OH)Br3 và làm mất màu nước brom.

Câu 14: Phát biểu không đúng là:

A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat

B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol

C. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic

D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Axit axetic mạnh hơn H2CO3 nên CO2 không thể phản ứng được với muối axetat để tạo axit axetic.
1 121 lượt xem
Tải về