C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2 | C2H5OH ra C2H5ONa

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2 là phản ứng thế. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 79 lượt xem
Tải về


Phản ứng C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2

1. Phản ứng C2H5OH tác dụng với Na

C2H5OH + Na → C2H5ONa + 12H2

2. Điều kiện phản ứng C2H5OH ra C2H5ONa

Điều kiện: Không có

3. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

Có bọt khí thoái ra, mẩu natri tan dần.

4. Cách thực hiện phản ứng

 Cho mẩu natri vào cốc (ống nghiệm) đựng rượu etylic

5. Bản chất của C2H5OH (Ancol etylic) trong phản ứng

Trong phân tử ancol có liên kết C – OH, đặc biệt là liên kết O–H phân cực mạnh. Vì vậy nhóm – OH nhất là nguyên tử H sẽ dễ bị thay thế hoặc là tách ra trong các phản ứng hóa học. Đây là phản ứng đặc trưng của ancol, thế nguyên tử H của nhóm OH ancol.

6. Tính chất hóa học của rượu etylic

6.1. Etylic C2H5OH phản ứng với oxi

Rượu etylic dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời, toả nhiều nhiệt:

C2H5OH + 3O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2CO2 + 3H2O

6.2. Etanol C2H5OH tác dụng với Na, NaNH3

Etanol chỉ tác dụng với Na hay NaNH2

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2↑

C2H5OH + NaNH2 → C2H5ONa + NH3

6.3. Etanol C2H5OH phản ứng với axit axetic

Tổng quát phản ứng este hóa

ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O

Phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng.

Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến chuyển dịch cân bằng.

C2H5OH + CH3COOH ↔ CH3COOC2H5 + H2O

7. Tính chất hóa học của Na

- Natri có tính khử rất mạnh: Na → Na+ + 1e

a. Tác dụng với phi kim

4Na + O2 Tính chất hóa học của Natri (Na) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2Na2O

2Na + Cl2 Tính chất hóa học của Natri (Na) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2NaCl

- Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.

b. Tác dụng với axit

- Natri dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...) thành hidro tự do.

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.

2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2.

c. Tác dụng với nước

- Natri đều tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

d. Tác dụng với hidro

- Natri tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành natri hidrua.

2Na (lỏng) + H2 (khí) Tính chất hóa học của Natri (Na) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2NaH (rắn)

8. Ứng dụng của rượu etylic

Rượu etylic có nhiều ứng dụng như:

- Làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, dược phẩm, cao su tổng hợp, các loại đồ uống.

- Làm nhiên liệu cho động cơ; nhiên liệu cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm…

- Làm dung môi pha vecni, nước hoa…

9. Bạn có biết

- Tương tự nước, rượu etylic tác dụng được với, giải phóng khí, đó là khí hidro.

10. Bài tập vận dụng

Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai:

A. Axit axetic là chất lỏng không màu, vị chua tan vô hạn trong nước.

B. Axit axetic là nguyên liệu để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo, tơ nhân tạo.

C. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 5 đến 7%

D. Bằng cách oxi hóa butan với chất xúc tác thích hợp người ta thu được axit axteic.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 2. Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là

A. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt.

B. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt.

C. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.

D. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là: ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.

Câu 3. Chọn nhận định sai khi nói về ancol.

A. Khi đốt cháy hoàn toàn ancol no, mạch hở thì thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước.

B. Các ancol đa chức có từ 2 nhóm -OH gắn ở 2 cacbon liên tiếp trên mạch có khả năng phản ứng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

C. Ancol etylic tan vô hạn trong nước.

D. Ancol benzylic tác dụng với dung dịch NaOH tạo natri benzylat và nước.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 4. Cho chuỗi phản ứng sau:

A → C2H5OH → B → CH3COONa → C → C2H2

Chất A, B, C lần lượt là

A. C6H12O6, CH3COOH, CH4.

B. C6H6, CH3COOH, C2H4.

C. C6H12O6, C2H5ONa, CH4.

D. C2H4, CH3COOH, C2H5ONa.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

C6H12O6→ 2C2H5OH + 2CO2

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3

2CH4 → C2H2↑ + H2

Câu 5. Cho một mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là

A. có bọt khí màu nâu thoát ra

B. mẫu natri tan dần không có bọt khí thoát ra

C. mẫu natri nằm dưới bề mặt chất lỏng và không tan

D. có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Cho một mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là

Phương trình hóa học: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑.

có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần

Câu 6. CTPT của ancol dạng C4H10O có bao nhiêu CTCT khác nhau?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Ancol no, đơn chức, mạch hở.

Công thức thỏa mãn:

(1) CH3-CH2-CH2-CH2-OH

(2) (CH3)2CH-CH2-OH

(3) CH3-CH2-CH(OH)-CH3

(4) (CH3)3C-OH

Câu 7. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol có công thức CnH2n+1OH thì cần 10,08 lít khí oxi (đktc). CTPT của ancol là:

A. CH3OH

B. C2H5OH

C. C3H7OH

D. C4H9OH

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

nCnH2n+1OH = 0,1 mol

nO2 = 0,45 mol

CnH2n+1OH + 3n/2O2 → nCO2 + (n+1)H2O

1 3n/2

0,1 0,45

Ta có: 0,1.(3n/2) = 0,45.1 => n = 3

=> Công thức phân tử: C3H7OH.

Câu 8. Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được sản phẩm nào sau đây?

A. Axit axetic

B. Cao su tổng hợp

C. Etyl axetat

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được

Axit axetic

Cao su tổng hợp

Etyl axetat

Câu 9. Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol?

A. CaO

B. H2SO4 đặc

C. CuSO4 khan

D. Cả ba đáp án trên

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Có thể dùng CaO; CuSO4 khan (màu trắng) hoặc P2O5

Câu 10. Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:

A. Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

B. Ancol etylic uống được

C. Ancol etylic là chất lỏng

D. Ancol etylic chứa cacbon và hidro

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:

Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu no, đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thu được 26,4 gam CO2 và 16,2 gam nước. Công thức của rượu no, đơn chức là

A. C3H7OH.

B. C4H8OH.

C. C2H5OH.

D. CH3OH.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

nCO2 = 26,4: 44 = 0,6 (mol)

n­H2O = 16,2 : 18 = 0,9 (mol)

Đặt công thức của rượu no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+1OH

CnH2n+1OH → nCO2 + (n+1)H2O

Ta có: nCnH2n+1OH = nH2O - nCO2 = 0,9 - 0,6 = 0,3 (mol)

=> n = nCO2/nrượu = 0,6/0,3 = 2

=> Công thức của rượu là: C2H5OH

Câu 12. Rượu etylic tác dụng được với natri vì

A. trong phân tử có nguyên tử oxi.

B. trong phân tử có nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi.

C. trong phân tử có nguyên tử cacbon, hiđro và nguyên tử oxi.

D. trong phân tử có nhóm –OH.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Dựa vào cấu tạo phân tử của rượu etylic.

Trong phân tử rượu etylic có chứa nhóm –OH làm cho rượu có khả năng phản ứng với Na.

Phương trình hóa học: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑.

1 79 lượt xem
Tải về