C4H4 ra C4H10 l C4H4 + H2 → C4H10 | Vinylacetylene ra Butan

Sinxx.edu.vn xin giới thiệu phương trình C4H4 + H2 → C4H10 là phản ứng cộng. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 111 lượt xem
Tải về


Phản ứng C4H4 + H2 → C4H10

1. Phản ứng C4H4 tạo ra C4H10

C4H4 + 2H\overset{t^{\circ }, Ni }{\rightarrow}C4H10

2. Điều kiện để phản ứng C4H4 ra C4H10

Nhiệt độ, xúc tác Niken.

3. Bản chất của C4H4 cộng H2

Khi có nhiệt độ và niken hoặc platin hoặc paladi làm xúc tác, ankin cộng hidro tạo thành anken rồi thành ankan.

4. Cách thực hiện phản ứng

- Cho C4H4 tác dụng với H2.

5. Tính chất của Ankin

Cần lưu ý chất xúc tác trong mỗi phản ứng vì mỗi điều kiện có thể cho 1 chất sản phẩm khác nhau.

5.1 Tính chất hóa học của Ankin

a. Phản ứng cộng

- Phản ứng cộng hiđrô

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

- Phản ứng cộng brom, clo

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

- Phản ứng cộng HX (X là OH; Cl; Br; CH3COO, ...)

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

+ Phản ứng cộng của ankin với HX cũng tuân theo quy tắc Maccopnhicop.

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

- Phản ứng đimehoá, trimehoá

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

b. Phản ứng thế bằng ion kim loại

* Phản ứng của ank-1-in

CH≡CH + AgNO3 + NH3 → CAg≡CAg↓ (Bạc Axetilen) + 2NH4NO3

Nhận xét: Phản ứng này dùng để phân biệt ank-1-in với anken và ankan.

c. Phản ứng oxi hoá

- Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

- Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn: tương tự anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4.

5.2. Tính chất vật lí của Ankin

Ít tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ.
Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo phân tử khối.
Từ C2 đến C4 là chất khí; C5 đến C16 là chất lỏng. Còn lại từ C17 trở lên là chất rắn.

6. Tính chất hóa học của H2

Hiđro là phi kim có tính khử. Ở những nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt. Cụ thể:

- Hiđro tác dụng với oxi

Hiđro cháy trong oxi theo phương trình hóa học:

Nêu tính chất hóa học của khí hiđro? Ví dụ minh họa

Hỗn hợp H2 và O2 là hổn hợp nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2 : O2 là 2:1 về thể tích.

- Hiđro tác dụng với một số oxit kim loại như FeO, CuO, Fe2O3, …

Ví dụ:

Hiđro phản ứng với đồng oxit ở nhiệt độ khoảng 400°C theo phương trình hóa học:

Nêu tính chất hóa học của khí hiđro? Ví dụ minh họa

7. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm C4H10 (trạng thái: khí) (màu sắc: không màu), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia H2 (hidro) (trạng thái: khí) (màu sắc: không màu), C4H4 (Vinylacetylene) (trạng thái: khí) (màu sắc: không màu), biến mất.

8. Bạn có biết

Hiện tại chúng tôi không có thêm bất kỳ thông tin nào thêm về phương trình này.

9. Bài tập

9.1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.

B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.

C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng với ankan?

A. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.

B. Không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

C. Làm mất màu dung dịch thuốc tím.

D. Metan Nhẹ hơn nước

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 3. Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau:

A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất

B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.

C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 4. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?

A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.

B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.

C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12.

D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 5.Có bao nhiêu đồng phân ứng với công thức phân tử C4H10

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Δ = (2.4 + 2−10)/2=0

⇒ Ankan ⇒ Chỉ có liên kết đơn

Vậy C4H10 có 2 đồng phân.

CH3-CH2-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH3

Câu 6. Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?

A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên

tố trong phân tử.

C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.

D.Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

 

9.2. Bài tập tự luận có đáp án

Câu 1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

Al4C3 → CH4 → C2H2 → C4H4 → C4H10 → C2H4 → C2H5OH

C4H10 → C3H6 → polipropilen

Lời giải:

Al4C3 + 12H2O → 3CH4 + 4Al(OH)3

2CH4 \overset{1500^{\circ } C}{\rightarrow} C2H2 + 3H2 (làm lạnh nhanh)

2CH≡CH \overset{t{\circ }, xt, Ni}{\rightarrow} CH≡C-CH=CH2

C4H4 + 3H2 \overset{t^{\circ } , Ni}{\rightarrow}C4H10

C4H10\overset{t^{\circ } , xt}{\rightarrow} C2H4 + C2H6

C2H4 + H2\overset{t^{\circ } , H+}{\rightarrow} C2H5OH

C4H10 \overset{t^{\circ } , xt}{\rightarrow} C3H6 + CH4

nCH2=CH-CH3 \overset{t^{\circ } , xt, p}{\rightarrow} (-CH2-CH(CH3)-)n

 

Câu 2. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau

CH4 → C2H2 → C4H4 → C4H10 → C3H6

Lời giải:

2CH4 \overset{1500^{\circ } C}{\rightarrow} C2H2 + 3H2 (làm lạnh nhanh)

2CH≡CH \overset{t{\circ }, xt, Ni}{\rightarrow} CH≡C-CH=CH2

C4H4 + 3H2 \overset{t^{\circ } , Ni}{\rightarrow}C4H10

C4H10\overset{t^{\circ } , xt}{\rightarrow} C2H4 + C2H6

C4H10 \overset{Cracking}{\rightarrow} C3H6 + CH4

 

Câu 3.Đốt cháy hoàn toàn một lượng hi đrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử X là

Lời giải:

Ta có

nC = nCO2 = nBaCO3 = 0,15 mol

mgiảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) = 19,35

⇒ mCO2 + mH2O = 10,2 g

mH2O = 10,2 – 0,15.44 = 3,6 (gam) → nH2O = 0,2 mol; ⇒ nH = 0,4 mol

nC : nH = 0,15 : 0,4 = 3 : 8 → CTPT: C3H8

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V là

Lời giải:

Số mol của hỗn hợp X là: nX = 0,1 mol;

số mol của nước là: nH2O = 0,35 mol

Ta có: nX = nH2O - nCO2 ⇒ nCO2 = 0,35 - 0,1 = 0,25 mol

→ Thể tích khí CO2: V = 22,4. 0,25 = 5,6 lít

Câu 5. Khi crackinh hoàn toàn có một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là

Lời giải:

Khối lượng phân tử Ankan là

MY = 12.2 = 24

Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có: mX = mY → nX.MX = nY.MY → nX.MX = (3nX).MY

→ MX = 3MY = 3.24 = 72 (C5H12)

1 111 lượt xem
Tải về