FeCl3 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + AgCl | FeCl3 ra Fe(NO3)3 | AgNO3 ra AgCl | FeCl3 ra AgCl

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình FeCl3 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + AgCl là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 103 lượt xem
Tải về


Phản ứng FeCl3 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + AgCltrắng

1. Phương trình phản ứng FeCl3 ra Fe(NO3)3

FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl ↓trắng

2. Điều kiên phản ứng xảy ra

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng khi cho FeCl3 tác dụng AgNO3

Xuất hiện kết tủa trắng AgCl.

4. Mở rộng kiến thức về AgNO3

4.1. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất rắn, có màu trắng, tan tốt trong nước, có nhiệt độ nóng chảy là 212oC.

- Nhận biết: Sử dụng muối NaCl, thu được kết tủa trắng

AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3

4.2. Tính chất hóa học

- Mang tính chất hóa học của muối

Tác dụng với muối

AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3

2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2

Tác dụng với kim loại:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Tác dụng với axit:

AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3

Oxi hóa được muối sắt (II)

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

4.3. Điều chế

Bạc nitrat điều chế bằng cách hòa tan kim loại bạc trong dung dịch axit nitric.

3Ag + 4 HNO3(loãng) → 3AgNO3 + 2H2O + NO

3Ag + 6 HNO3(đặc, nóng) → 3AgNO3 + 3 H2O + 3NO2

5. Tính chất hóa học của FeCl3

- Tính chất hóa học của muối

- Có tính oxi hóa: Khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) clorua bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.

Fe3+ + 1e → Fe2+

Fe3+ + 3e → Fe

5.1. Tính chất hóa học của muối

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

- Tác dụng với muối:

FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl

- Tác dụng với dung dịch axit:

- Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 có hiện tượng vẫn đục:

2FeCl3 + H2S → 2 FeCl2 + 2 HCl + S

5.2. Tính oxi hóa

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2

6. Ứng dụng FeCl3

- Ứng dụng FeCl3 trong công nghệ xử lý nước thải

Giúp tạo bông bền và thô.

Nó cũng có thể sử dụng được cho nước có nồng độ muối cao, chính vì thế mà đây là hóa chất xử lý rác thải công nghiệp và nước thải đô thị được sử dụng phổ biến hiện nay.

Có tác dụng như keo lắng để làm nước được trong hơn, đặc biệt với phản ứng kết tủa thì nó còn giúp loại bỏ photphase.

- Ứng dụng FeCl3 trong phòng thí nghiệm

Là một chất xúc tác phản ứng như khử trùng bằng clo của các hợp chất thơm, sử dụng trong ngành thủ công mỹ nghệ của các chất thơm.

- Ứng dụng FeCl3 trong y học

FeCl3 được sử dụng làm chất làm se vết thương. Ngoài ra, FeCl3 còn có rất nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống và công nghiệp.

7. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Trong các phương trình sau, phương trình phản ứng nào có xuất hiện kết tủa trắng

A. Cho FeCl3 tác dụng với dung dịch AgNO3

B. Cho FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH

C. Cho FeCl3 tác dụng với H2S

D. Cho FeCl3 tác dụng với NH3

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 2. Clo tác dụng với chất nào sau đây tạo ra muối sắt(III) clorua (FeCl3)?

A. FeCl2

B. Fe2O3

C. FeO

D. Fe3O4

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 3. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A. Fe(NO3)3.

B. HNO3.

C. Fe(NO3)2

D. Cu(NO3)2.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. Có bao nhiêu thí nghiệm sau khi kết thúc có kết tủa?

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Lời giải:

Các thí nghiệm thu được kết tủa là: b, d, e, f , g.

(a) CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

(b) Ba(OH)2 dư + Al2(SO4)3 → Ba(AlO2)2 + BaSO4 + H2O

(c) K + H2O → KОН + Н2

KOH dư + AlCl3 → ΚΑlO2 + KCl + H2O

(d) NaOH dư + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O

(e) NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + NaCl

(f) AgNO3 + FeCl3 → AgCl + Fe(NO3)3

(g) CO2 + H2O + NaAlO2 → Al(OH)3 + NaHCO3

Câu 5. Chỉ dùng một hóa chất nào dưới đây để nhận biết 6 lọ hóa chất đựng các dung dịch sau: FeCl3, KCl, Na2CO3, AgNO3, Zn(NO3)2, NaAlO2.

A. dung dịch HCl

B. dung dịch Ba(OH)2

C. dung dịch quỳ tím

D. dung dịch NaOH

Lời giải:

Đáp án: A

Cho dung dịch HCl dư tác dụng với các chất:

+ Sủi bọt khí: Na2CO3

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

+ Xuất hiện kết tủa không tan: AgNO3

AgNO3 + HCl → AgCl↓trắng + HNO3

+ Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần vào dd: NaAlO2

NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl+ 3H2O

+ Không hiện tượng: FeCl3, KCl, Zn(NO3)2 (1)

Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với chất ở (1)

+ Xuất hiện kết tủa trắng: KCl, FeCl3 (2)

KCl + AgNO3 → AgCl↓+ KNO3

FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl↓trắng

+ Không hiện tượng: Zn(NO3)2

Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với chất (2)

+ Không hiện tượng: KCl

+ Xuất hiện kết tủa nâu đỏ: FeCl3

3Na2CO+ 2FeCl3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓+ 3CO2 + 6NaCl

Câu 6. Cho 0,1 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 38,7

B. 40,8

C. 43,05

D. 47,9

Lời giải:

FeCl3 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + AgCl | FeCl3 ra Fe(NO3)3 | AgNO3 ra AgCl | FeCl3 ra AgCl (ảnh 1)

Câu 7. Cho 16,25 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m kết tủa là

A. 39,7

B. 42,8

C. 43,05

D. 46,9

Lời giải:

Đáp án: C

FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl↓

0,1 → 0,3 mol

→ m ↓ = mAgCl = 0,3 . 143,5 = 43,05

Thực hiện các thí nghiệm :

(a) Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(c) Cho K từ từ cho đến dư vào dung dịch AlCl3.

(d) Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(e) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl3.

(f) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

(g) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.

1 103 lượt xem
Tải về