CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O | CuO ra CuSO4

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 56 lượt xem
Tải về


Phản ứng CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

1. Phương trình phản ứng

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra

Nhiệt độ

3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

3.1. Bản chất của CuO (Đồng oxit)

CuO là một oxit bazo tác dụng được với axit như HCl, HNO3,...

3.2. Bản chất của H2SO(Axit sunfuric)

H2SO4 là một axit mạnh tác dụng được với oxit bazo tạo muối mới và nước.

4. Mở rộng kiến thức về CuO

4.1. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất rắn, có màu đen, không tan trong nước, nóng chảy ở 1148độC.

- Nhận biết: Dẫn khí H2 dư qua bột oxit đồng có màu đen, đun nóng, sau một thời gian thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ (Cu).

H2 + CuO Tính chất của Đồng oxit CuO  H2O + Cu

4.2. Tính chất hóa học

- Có đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.

- Dễ bị khử về kim loại đồng.

a. Tác dụng với axít

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

b. Tác dụng với oxit axit

3CuO + P2O5 → Cu3(PO4)2

c. Tác dụng với các chất khử mạnh: H2, C, CO...

H2 + CuO Tính chất của Đồng oxit CuO  H2O + Cu

CO + CuO Tính chất của Đồng oxit CuO  CO2 + Cu

4.3. Điều chế

Đốt cháy kim loại đồng trong oxi:

Cu + O2 Tính chất của Đồng oxit CuO  CuO

4.4. Ứng dụng

- Trong thủy tinh,gốm

- Đồng(II) oxit được dùng trong vật liệu gốm để làm chất tạo màu sắc. Trong môi trường ôxy hoá bình thường, CuO không bị khử thành Cu2O và nó tạo màu xanh lá trong cho men.

- Oxit đồng là một flux khá mạnh. Nó làm tăng độ chảy loãng của men nung và tăng khả năng crazing do hệ số giãn nở nhiệt cao.

- CuO trong men bari/thiếc/natri cho màu xanh lam. K2O có thể làm cho men có CuO ngả sắc vàng. 

5. Tính chất hoá học của H2SO4

5.1. H2SO4 loãng

Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:

  • Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
  • Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

  • Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

  • Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

  • H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

5.2. H2SO4 đặc

Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:

  • Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với các chất khử khác.

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

  • H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Thành phần chính của quặng cancopirit (pirit đồng) là

A. CuS.

B. CuS2.

C. Cu2S.

D. CuFeS2.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2. Cho các mệnh đề sau

(1) Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

(2) CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(3) Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3.

(4) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả hoặc xăng.

(5) CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3.

Số mô tả sai là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án: B

(1) đúng, do trong Cu2O thì Cu có số oxi hóa +1 trung gian giữa 0 và +2

(2) sai, CuO chỉ có tính oxi hóa.

(3) đúng

(4) đúng,

(5) sai, CuSO4 cho vào khí NH3 ẩm sẽ có phản ứng xảy ra.

Câu 3. Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 0,8 gam.

B. 8,3 gam.

C. 2,0 gam.

D. 4,0 gam

Lời giải:

Đáp án: D

Gọi số mol của CuO và Al2O3 lần lượt là a và b mol

=> mhỗn hợp đầu= 80a + 102b = 9,1 (1)

Khí CO chỉ phản ứng với CuO

CuO + CO → Cu + CO2

a mol → a mol

Hỗn hợp chất rắn sau phản ứng gồm Cu (a mol) và Al2O3 (b mol)

=> mhỗn hợp sau= 64a + 102b = 8,3 (2)

Lấy (1) trừ (2) ta có: 16a = 0,8 => a = 0,05 mol

=> mCuO= 0,05.80 = 4 gam

Câu 4. Để loại CuSOlẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây?

A. Al.

B. Fe.

C. Zn.

D. Ni.

Lời giải:

Đáp án: B

Để loại bỏ CuSO4, ta dùng Fe vì sau khi phản ứng thì tạo ra muối FeSO4. Nếu dùng chất khác thì dù loại bỏ được CuSO4 nhưng sẽ vẫn lẫn tạp chất.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 5. Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là

A. (CuOH)2.CuCO3.

B. CuCO3.

C. Cu2O.

D. CuO.

Lời giải:

Đáp án: A

Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là

(CuOH)2.CuCO3.

1 56 lượt xem
Tải về