CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O | CH3COOH ra (CH3COO)2Cu

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 91 lượt xem
Tải về


Phản ứng CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O

 1. Phản ứng CH3COOH tác dụng Cu(OH)2

 2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O

2. Điều kiện phản ứng CH3COOH tác dụng Cu(OH)2

Không có

3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

3.1. Bản chất của CH3COOH (Axit axetic)

CH3COOH là một axit yếu thuộc nhóm axit monoprotic có khả năng tác dụng với dung dịch kiềm và tạo thành muối và nước.

3.2. Bản chất của Cu(OH)2 (Đồng hidroxit)

Cu(OH)2 có đầy đủ tính chất hoá học của hidroxit không tan nên tác dụng được với axit.

4. Cách thực hiện phản ứng

 Cho CuSO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, gạn lấy kết tủa sau đó cho tác dụng với dung dịch CH3COOH.

5. Hiện tượng nhận biết phản ứng

 Dung dịch tạo phức màu xanh lam

6. Tính chất hóa học của CH3COOH

6.1. Tính axit

+ Làm đổi màu quỳ tím sang màu đỏ.

+ Tác dụng với bazơ :

CH3COOH + NaOH  H2O + CH3COONa (Natri axetat)

 

+ Tác dụng với oxit bazơ:

2CH3COOH + CaO  H2O + (CH3COO)2Ca + H2O.

+ Tác dụng với kim loại (trước H) giải phóng H2:

2CH3COOH + 2Na - > 2CH3COONa + H2

+ Tác dụng với muối của axit yếu hơn:

2CH3COOH + CaCO3 -> (CH3COO)2Ca + CO+ H2O.

6.2. Tác dụng với rượu etylic

 

 

Minh họa thí nghiệm axit axetic tác dụng với rượu etylic.

PTHH :

=> Este thu được là etylaxetat là chất lỏng, mùi thơm, ít tan trong nước, dùng làm dung môi trong công nghiệp.

6.3. Phản ứng cháy

- Axit axetic cháy trong oxi tạo sản phẩm gồm CO2 và H2O

CH3COOH+2O2to2CO2+2H2O

7. Tính chất vật lí của CH3COOH

Axit này là một chất lỏng không màu, có vị chua và tan vô hạn ở trong nước.

Là một chất dễ cháy và ở nhiệt độ ấm hơn 39°C.

Là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi của các chất ô nhiễm.

Trọng lượng riêng: 1,049 @ 25 ° C

Điểm nóng chảy: 16,7 ° C

Điểm sôi: 118 ° C

Hơi áp suất: 1,5 kPa @ 20 ° C

8. Tính chất hoá học Cu(OH)2

- Có đầy đủ tính chất hóa học của hidroxit không tan.

Tác dụng với axit:

    Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Phản ứng nhiệt phân:

    Cu(OH)2 Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 CuO + H2O

Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac:

    Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề

    Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Phản ứng với anđehit

    2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O

Phản ứng màu biure

- Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.

9. Bài tập vận dụng

Câu 1. Phương pháp được xem là hiện đại để điều chế axit axetic là:

A. Tổng hợp từ CH3OH và CO

B. Phương pháp oxi hóa CH3CHO

C. Phương pháp lên men giấm từ ancol etylic

D. Điều chế từ muối axetat

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 2. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?

A. Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

B. Axit axetic là nguyên liệu để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo và tơ nhân tạo.

C. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 đến 5%.

D. Bằng cách oxi hóa etan với chất xúc tác thích hợp người ta thu được axit axetic

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3. Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

A. đimetyl ete

B. etyl axetat

C. rượu etylic

D. metan

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 4. 

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về axit fomic và axit axetic ?

A. Hai axit trên đều tác dụng với Zn, K2CO3, CuO, dung dịch AgNO3/NH3.

B. Tính axit của axit fomic mạnh hơn axit axetic. Axit fomic tác dụng với Cu(OH)2/NaOH, đun nóng tạo ra Cu2O, còn axit axetic không có phản ứng này.

C. Hai axit trên đều tan ít trog nước, và có tính chất của axit

D. Nhiệt độ sôi của axit fomic cao hơn nhiệt độ sôi của axit axetic.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Tính axit của axit fomic mạnh hơn axit axetic. Axit fomic tác dụng với

Cu(OH)2/NaOH, đun nóng tạo ra Cu2O, còn axit axetic không có phản ứng này.

Câu 5. Vì sao nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol tương ứng?

A. Vì ancol không có liên kết hidro, axit có liên kết hidro

B. Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol

C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 6. Cho các nội dung nhận định sau:

(a) Axit axetic có khả năng phản ứng được với ancol metylic, metylamin và kẽm kim loại.

(b) Độ pH của glyxin nhỏ hơn đimetylamin.

(c) Dung dịch axit fomic tham gia phản ứng tráng bạc.

(d) CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O.

Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

(a) Đúng:

CH3COOH + CH3OH ⇄ CH3COOCH3 + H2O

CH3COOH + CH3NH2 → CH3COOH3NCH3

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

(b) Đúng vì Glyxin có pH = 7 và metylamin có pH > 7.

(c) Đúng vì

2 AgNO3 + H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2 Ag ↓ + 2 NH4NO3

(d) Sai vì đều có 1 đồng phân cấu tạo (CH3NH2 và CH3OH).

Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Axit axetic có thể tham gia phản ứng tráng bạc

B. Axit axetic có tính chất axit, làm quỳ tím đổi chuyển sang đỏ

C. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.

D. Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 8. Cho 250 gam axit axetic tác dụng với 161 gam ancol etylic có H2SO4 đặc làm xúc tác. Khi phản ứng xảy ra xong thì có 60% lượng axit chuyển thành este. Khối lượng este thu được sau khi phản ứng kết thúc là:

A. 220gam

C. 230 gam

C. 235 gam

D. 240 gam

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Vì chỉ có 60% lượng axit chuyển thành este nên khối lượng axit tham gia là:

mCH3COOH = 250.60/100 = 150 g

nCH3COOH= 2,5 mol

nC2H5OH = 3,5 mol

Phương trình hóa học

CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

nC2H5OH > nCH3COOH

Vậy rượu etylic dư

→ nCH3COOC2H5 = nCH3COOH = 2,5 mol

→ mCH3COOC2H5= 220 g

1 91 lượt xem
Tải về