FeS + HCl → FeCl2 + H2S | FeS ra FeCl2 | HCl ra H2S

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình FeS + HCl → FeCl2 + H2S là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 110 lượt xem
Tải về


Phản ứng FeS + HCl → FeCl2 + H2S↑

1. Phương trình điều chế H2S từ FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

2. Phương trình ion rút gọn FeS + HCl

Nhỏ dung dịch FeSvào ống nghiệm đựng dung dịch HCl sẽ tạo thành phương trình phản ứng.

FeS (r) + 2HCl → FeCl2 + H2S

Phương trình ion thu gọn:

FeS (r) + 2H+ → Fe2+ + H2S

3. Điều kiện phản ứng FeS ra H2S

Nhiệt độ thường

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của FeS (Sắt (II) sunfua)

FeS có tính chất hoá học của muối tác dụng được với axit.

4.2. Bản chất của HCl (Axit clohidric)

HCl là axit mạnh tác dụng được với muối.

5. Tính chất hóa học của HCl

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.

5.1 Tác dụng chất chỉ thị

Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

HCl → H+ + Cl-

5.2. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)

Fe + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án FeCl2 + H2

2Al + 6HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2AlCl3 + 3H2

Cu + HCl → không có phản ứng

5.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo

Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2 O

CuO + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án CuCl2 + H2 O

Fe2 O3 + 6HClHóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2FeCl3 + 3H2 O

5.4. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua )

Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……

4HCl + MnO2 Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án MnCl2 + Cl + 2H2 O

K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

6. Mở rộng kiến thức về FeS

6.1. Tính chất vật lí và nhận biết

Tính chất vật lí:

- Là chất rắn, màu đen, không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.

- Không gây độc do không tan trong nước.

Nhận biết: Sử dụng dung dịch HCl, thấy thoát ra khí có mùi trứng thối.

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

6.2. Tính chất hóa học

- Có tính chất hóa học của muối.

- Tác dụng với axit:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

6.3. Điều chế

Sắt (II) sunfua có thể được điều chế bằng cách cho hai nguyên tố là Fe và S phản ứng với nhau bằng cách đun nóng chúng.

Fe + S → FeS

6.4. Ứng dụng

Sắt (II) sunfua có nhiều trong quặng sắt, chủ yếu dùng để điều chế sắt.

7. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2. Người ta có thể điều chế khí H2S bằng phản ứng nào dưới đây

A. FeS + H2SO4 loãng

B. ZnS + H2SOđặc

C. CuS + HCl

D. PbS + HNO3

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 3. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm

A. SO2 làm đỏ quỳ tím ẩm

B. FeS + dung dịch HCl loãng

C. FeS + dung dịch H2SO4 đặc, to.

D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 4. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế H2S bằng cách cho FeS tác dụng với

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng

C. Dung dịch HNO3

D. Nước cất

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 5. Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. H2S

B. NO2

C. SO2

D. CO2

Lời giải:

Đáp án: A

Phương trình phản ứng

CuSO4 + H2S → CuS↓ đen + H2SO4

Câu 6. Nhận định nào sau đây là không chính xác về HCl:

A. Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.

B. Hidroclorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

C. Axit clohidric hoà tan được nhiều kim loại như sắt, nhôm, đồng.

D. Axit clohidric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 7. Có các nhận định sau:

(a) Để điều chế H2S, người ta cho các muối sunfua (như FeS, PbS, CuS,…) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

(b) Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế chủ yếu từ S hoặc FeS2.

(c) SO3 vừa là một oxit axit, vừa có tính oxi hoá mạnh.

(d) Hiđro peoxit và hiđrosunfua vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

(e) Trong thực tế, H2SO4 thu được bằng cách cho SO3 hấp thụ vào H2O.

(g) Các muối BaSO4 và PbSO4 đều là kết tủa màu trắng, không tan trong H2SO4 đặc.

(h) Dẫn khí H2S đến dư lần lượt qua các dung dịch Ba(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, có 4 trường hợp xuất hiện kết tủa.

(i) Để phân biệt 2 khí không màu CO2 và SO2 có thể dùng dung dịch H2S.

Số nhận định đúng là

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án: D

(c) SO3 vừa là một oxit axit, vừa có tính oxi hoá mạnh.

(d) Hiđro peoxit và hiđrosunfua vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

(h) Dẫn khí H2S đến dư lần lượt qua các dung dịch Ba(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, có 4 trường hợp xuất hiện kết tủa.

(i) Để phân biệt 2 khí không màu COvà SO2 có thể dùng dung dịch H2S.

Câu 8. Cho sơ đồ của phản ứng: H2S + KMnO4 + H2SO→ H2O + S + MnSO4 + K2SO4. Hệ số nguyên nhỏ nhất của các chất tham gia phản ứng là dãy số nào trong các dãy sau?

A. 3, 2, 5

B. 5, 2, 3

C. 2, 2, 5

D. 5, 2, 4

Lời giải:

Đáp án: B

Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron:

1. Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.

2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

3. Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Câu 9. Cho những nhận xét sau:

(1) Để điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm người ta cho muối sunfua tác dụng với các dung dịch axit mạnh như: HCl, HNO3, H2SO4 đặc.

(2) Dung dịch HCl đặc, S, SO2, FeO vừa có khả năng thể hiện tính khử, vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa.

(3) Silic đơn chất tan mạnh trong dung dịch kiềm giải phóng khí H2.

(4) Hỗn hợp BaO và Al2O3 có thể tan hoàn toàn trong nước.

(5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)không thấy xuất hiện kết tủa.

(6) Hỗn hợp bột gồm Cu và Fe3O4 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng.

Số nhận xét đúng là

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án: D

(1) sai vì S2- tác dụng với H2SO4 đặc sinh ra các sản phẩm khử như S, SO2 không thu được khí H2S

(2) đúng. Giải thích:

+ HCl có thể tạo thành H2 (thể hiện tính oxi hóa), tạo thành Cl2 thể hiện tính khử

+ S, SO2, FeO thì các nguyên tố S và Fe có số oxi hóa trung gian nên vừa thể hiện tính khử và thể hiện tính oxi hóa

(3) đúng

(4) đúng

BaO + H2O → Ba(OH)2

Al2O+ Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2+ H2O

Như vậy hỗn hợp BaO và Al2O3 với tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong nước.

(5) sai vì phản ứng sinh ra kết tủa

Phương trình hóa học xảy ra:

2NaOH dư + Ca(HCO3)2 → Na2CO+ CaCO3↓ + 2H2O

(6) đúng

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

Cu + Fe2(SO4)3→ 2FeSO4 + CuSO4

Như vậy hỗn hợp Cu và Fe3O4 với tỉ lệ 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng

=> Có 4 nhận định đúng

Câu 10. Câu nào sau đây không đúng:

A. Axit sunfuhiđric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.

B. Axit sunfuhiđric không làm phenolphtalein chuyển màu hồng.

C. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm có khả năng tạo 2 muối.

D. Cả dung dịch H2S và khí H2S đều có tính khử.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu sai là: Axit sunfuhiđric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.

Axit sunfuhiđric là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.

Câu 11. Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch không màu chuyển sang màu tím.

B. Dung dịch màu tím bị vẩn đục màu vàng.

C. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang màu vàng.

D. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng.

Lời giải:

Đáp án: D

Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng

5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 8H2O + 5S + 2MnSO4 + K2SO4

Câu 12. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.

B. Tạo thành chất rắn màu đỏ.

C. Không có hiện tượng gì.

D. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.

Lời giải:

Đáp án: A

Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi cho lưu huỳnh đioxit tác dụng với dung dịch hiđrosunfua

Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn

Khi dẫn khí SOvào dung dịch axit H2S dung dịch bị vẩn đục màu vàng (S). SO2 đã oxi hóa H2S thành S

Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra phản ứng:

SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O

Câu 13. Cho các phương pháp:

(1) đun nóng trước khi dùng;

(2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ;

(3) dùng dung dịch Na2CO3;

(4) dùng dung dịch NaCl;

(5) dùng dung dịch HCl.

Người ta có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng phương pháp nào?

A. 1, 2

B. 3, 4

C. 2, 4

D. 1, 2, 3

Lời giải:

Đáp án: D

Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO­3)2 và Mg(HCO3)2.

=> đun nóng hoặc dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ hoặc Na2CO3 để làm mềm nước cứng tạm thời

Câu 14. Khối lượng kết tủa thu được khi sục khí H2S dư vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,5M và FeCl2 0,6M là

A. 9,6 gam.

B. 5,28 gam.

C. 10,08 gam.

D. 4,8 gam.

Lời giải:

Đáp án: D

Sục khí H2S vào dung dịch => chỉ có kết tủa CuS vì H2S không phản ứng với FeCl2

H2S + CuCl→ CuS↓ + 2HCl

0,05 → 0,05

=> mkết tủa= 0,05.96 = 4,8 gam

1 110 lượt xem
Tải về