CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2 | CH3COOH ra CH3COONa

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2 là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 136 lượt xem
Tải về


Phản ứng CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2

1. Phương trình phản ứng CH3COOH tác dụng NaHCO3

15CH3COOH + 10NaHCO3 → 10CH3COONa + 2H2O + 20CO2

2. Điều kiện xảy ra phản ứng CH3COOH tác dụng NaHCO3

Nhiệt độ thường.

3. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Sau phản ứng thu được muối CH3COONa và có khí CO2 thoát ra

4. Cách thực hiện phản ứng

- Cho axit axetic tác dụng với muối NaHCO3

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của CH3COOH (Axit axetic)

CH3COOH là một axit yếu thuộc nhóm axit monoprotic có khả năng tác dụng với hidrocacbonat tạo ra axetat kim loại tương ứng, nước và cacbonic.

5.2. Bản chất của NaHCO3 (Natri hidrocacbonat)

NaHCO3 là một muối axit nhưng thể hiện tính axit yếu tác dụng được với axit.

6. Tính chất hóa học của Axit axetic

Axit axetic CH3COOH (etanoic) là một axit hữu cơ, mạnh hơn axit cacbonic. Nó được tào thành bằng việc liên kết nhóm methyl CH3 với cacboxyl COOH.

Nhôm thụ động với axit axetic do khi phản ứng, nó tạo ra lớp màng mỏng nhôm oxit trên bề mặt, ngăn chặn sự ăn mòn. Vì vậy, các nhà sản xuất vẫn thường dùng bình chứa bằng nhôm để đựng dung dịch này.

6.1. Axit axetic tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo thành muối và nước

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

CH3COONa: (Natri axetat)

CH3COOH + CaO → (CH3COO)2Ca + H2O

6.2. Axit axetic tác dụng với kim loại (trước H) giải phóng H2

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

6.3. Axit axetic tác dụng với muối của axit yếu hơn

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2C

6.4. Phản ứng thế halogen vào gốc hydrocacbon

Thế halogen vào gốc hydrocacbon ở nhiệt độ( 90 - 100oC)

Cl2 + CH3COOH → ClCH2COOH + HCl

6.5. Axit axetic tác dụng với rượu tạo ra este và nước

Tác dụng với rượu tạo ra este và nước (xúc tác là H2SO4 đặc, nóng)

CH3COOH + HO-C2H5 →CH3COOC2H5 + H2O

7. Tính chất vật lí của CH3COOH

- Là chất lỏng không màu, có vị chua và tan hoàn toàn trong nước. Khối lượng riêng: 1.049 g/cm3 (l), 1.266 g/cm3 (s). Nhiệt độ nóng chảy: 16.5oC. Nhiệt độ sôi: 118.2oC.

8. Tính chất hóa học của NaHCO3

Natri hidrocacbonat là một muối axit nhưng thể hiện tính axit yếu. Bên cạnh đó, Natri hidrocacbonat có thể tác dụng với axit mạnh hơn, giải phóng khí CO2, nên Natri hidrocacbonat cũng thể hiện tính bazơ và tính này chiếm ưu thế hơn tính axit.

  •  Ít tan trong nước, trong dung dịch phân li hoàn toàn thành ion.

NaHCO3 → Na+ + HCO3-

  • Natri Bicarbonat bị phân huỷ ở 270 độ, tham gia phản ứng nhiệt phân tạo muối và giải phóng khí CO2. 

2NaHCO3 (nhiệt độ)→ Na2CO3 +CO2↑ + H2O

  • Natri bicarbonat thuỷ phân trong môi trường kiềm yếu. Trường hợp này có thể dùng quỳ tím và metyl để nhận biết. 

NaHCO3 + H2O ⇄ H2CO3 + NaOH

  • Natri bicarbonat là một hợp chất lưỡng tính, vừa có tính axit vừa có tính bazơ.

- Tác dụng với các dung dịch kiềm (NaOH, KOH…). Đây là một ví dụ điển hình cho phản ứng trung hòa.

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

2NaHCO3 + Ca(OH )2 → Na2CO3 + CaCO3 + H2O

NaHCO3 + Ca(OH)2 → NaOH + CaCO3 + H2O

- Phản ứng của 2 muối axit với nhau: (muối axit mạnh sẽ đóng vai trò là axit; muối axit yếu sẽ đóng vai trò là bazơ)

NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O

- Tác dụng với axit: (muối của axit yếu phản ứng với axit mạnh tạo ra muối mới + axit yếu hơn)

HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O

- Tác dụng với muối:

NaHCO3 + AlCl3 + H2O → NaCl + CO2 + Al(OH)3

NaHCO3 + FeCl3 + H2O → Fe(OH)3 + NaCl + CO2

- Tác dụng với oxit axit:

NaHCO3 + SO2 → NaHSO3 + CO2

9. Bài tập vận dụng

Câu 1. Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

A. CH3Cl.

B. CH3COONa.

C. CH3COOC2H5.

D. C2H4.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 2. Chất nào dưới đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ?

A. CH3COOH.

B. CH3CH2OH.

C. CH2=CH2.

D. CH3CHO.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 3. Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách

A. nhiệt phân CH4 sau đó làm lạnh nhanh.

B. lên men dung dịch rượu C2H5OH.

C. oxi hóa C2H6 có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

D. oxi hóa C4H10 có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 4. Axit axetic (CH3COOH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Na, CuO, H2SO4

B. KOH, Na, BaCO3

C. KOH, Cu, KCl

D. Na, NaCl, CuO

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Loại đáp án A, axit axetic không tác dụng được với HCl

Loại đáp án C, axit axetic không tác dụng được với Cu (là kim loại sau H)

Loại đáp án D, axit axetic không tác dung được với NaCl

Vậy Axit axetic (CH3COOH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy NaOH, Na, CaCO3

Đáp án B đúng:

Phương trình hóa học xảy ra

CH3COOH + KOH → CH3COOK+ H2O

CH3COOH + Na → CH3COONa + 1/2 H2

2CH3COOH + BaCO3 → (CH3COO)2Ba + CO2 + H2O

Câu 5. Khi cho bột NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH, hiện tượng xảy ra là

A. chất rắn tan, có bọt khí.

B. chất rắn tan ra.

C. chất rắn không tan, có bọt khí

D.có chất kết tủa trắng.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Khi cho bột NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH, hiện tượng xảy ra là chất rắn tan, có bọt khí.

Phương trình phản ứng

NaHCO3 + CH3COOH → CH3COONa + H2O + CO2

Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Mg vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là

A. 4,48 lít.

B. 1,12 lít.

C. 2,24 lít.

D. 3,36 lít.

Lời giải:

Đáp án: A

1 136 lượt xem
Tải về