C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + H2O + NaCl | C6H5NH3Cl ra C6H5NH2

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + H2O + NaCl là phản ứng thế. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 87 lượt xem
Tải về


Phản ứng: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + H2O + NaCl

1. Phương trình phản ứng giữa C6H5NH3Cl và NaOH

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + H2O + NaCl

2. Điều kiện xảy ra phản ứng

Không có

3. Hiện tượng nhận biết phản ứng xảy ra C6H5NH3Cl + NaOH

C6H5NH2 ít tan trong nước

4. Cách thức thực hiện phản ứng

C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua) tác dụng NaOH (natri hidroxit) và tạo ra chất C6H5NH2 (anilin), H2O (nước), NaCl (Natri Clorua)

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1 Bản chất của C6H5NH3Cl

- Trong phản ứng trên C6H5NH3Cl thực chất là chất khởi đầu cho quá trình phản ứng và được chuyển hóa thành anilin (C6H5NH2) và các sản phẩm khác.

5.2 Bản chất của NaOH

NaOH có tính chất bazơ mạnh và có khả năng tạo phản ứng trung hòa axit-bazo với các chất amphoteric hay chất acid.

6. Tính chất hóa học của muối Phenylamoni clorua

  • Phenylamoni clorua là C6H5NH3Cl ⇒ tác dụng được với NaOH:

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O

Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng

  • Phenylamoni clorua tác dụng với metyn amin

C6H5NH3Cl + CH3NH2 → C6H5NH2 + CH3NH3Cl

  • Phenylamoni clorua tác dụng bạc nitrat

C6H5NH3Cl + AgNO3 → C6H5NH3NO3 + AgCl

7. Tính chất hóa học của NaOH

  • Là một base mạnh: làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch phenolphthalein hóa hồng.
  • Phản ứng với các acid tạo thành muối và nước:
NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
NaOH + SO2 → NaHSO3
  • Phản ứng với các acid hữu cơ tạo thành muối của nó và thủy phân este, peptit:
Phản ứng thủy phân este
  • Phản ứng với muối tạo thành base mới và muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):
2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2
  • Tác dụng một số kim loại mà oxide, hydroxide của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn…):
2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2↑
  • Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:
NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

8. Tính chất vật lí của NaOH

Natri hydroxide là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt. Dung dịch natri hydroxide có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da.

9. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Có các phát biểu sau:

(1) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

(3) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.

(4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí có mùi khai.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án A

(1) Sai vì tất cả các muối amoni đều tan trong nước

(2) Sai trừ đipeptit không có tính chất này

(3) Sai vì liên kết peptit phải là liên kết -CO-NH- của 2 anpha-amino axit

(4) Đúng. Metyl-, dimetyl-, trimetyl-, etylamin, amoniac đều là chất khí mùi khai ở đk thường

Câu 2. Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Lời giải:

Đáp án B

Các chất đó là : phenol và phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl)

Câu 3. Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH loãng

A. Phenylamoni clorua

B. anilin

C. Etanol

D. Natri phenolat

Lời giải:

Đáp án A

Câu 4. Để chứng tỏ muối C6H5NH3Cl có trong một bình đựng ta cần dùng các hóa chất là:

A. dung dịch Brôm.

B. dung dịch NaOH và Br2

C. dung dịch AgNO3, NaOH và Br2.

D. dung dịch AgNO3, Br2

Lời giải:

Đáp án B

Câu 5. Chất không phản ứng với dung dịch HCl là

A. Phenylamoni clorua.

B. Anilin.

C. Glyxin.

D. Ala-Gly.

Lời giải:

Đáp án A

1 87 lượt xem
Tải về