FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O | FeCO3 ra Fe2(SO4)3 | FeCO3 ra CO2

Sinx.edu.vn xin giới thiệu phương trình FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 70 lượt xem
Tải về


Phản ứng FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + CO2↑ + H2O

1. Phương trình phản ứng

2FeCO3 + 4H2SO4→ Fe2(SO4)3+ SO2↑ + 2CO2↑ + 4H2O

2. Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ thường

3. Cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron

Fe+2CO3 + H2S+6O4→ Fe+32(SO4)3 + S+4O2 + CO2 + H2O

Quá trình oxi hóa : 2x

Quá trình khử: 1x

Fe+2 → Fe+3 + 1e

S+6 + 2e → S+4

Đặt hệ số thích hợp ta được

2FeCO3 + 4H2SO4→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của FeCO3 (Sắt cacbonat)

- Trong phản ứng trên FeCO3 là chất khử.

- FeCO3 thể hiện tính khử khi tác dụng với O2, axit, ...

4.2. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)

- Trong phản ứng trên H2SOlà chất oxi hoá.

- Trong H2SO4 thì S có mức oxi hoá +6 cao nhất nên H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hoá mạnh và háo nước.

5. Tính chất hoá học của FeCO3

5.1. Tính chất hóa học của muối

- Tác dụng với axit mạnh hơn:

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 H2O + CO2

5.2. Tính khử

4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2

FeCO3 + 4HNO3 → 2H2O + NO2 + Fe(NO3)3 +CO2

2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + SO2 + 2CO2

5.3. Điều chế

- Sắt (II) cacbonat có thể được điều chế bằng phản ứng giữa hai muối

FeCl2 + Na2CO3 → FeCO3 + 2NaCl

- Sắt (II) cacbonat có thể được điều chế từ các dung dịch của muối sắt (II), như là sắt(II) perchlorat, với natri hidrocarbonat, giải phóng cacbon đioxit

Fe(ClO4)2 + 2NaHCO3 → FeCO3 + 2NaClO4 + CO2 + H2O

- Sắt (II) cacbonat cũng tạo thành trực tiếp trên các bề mặt thép hoặc sắt tiếp xúc với các dung dịch của cacbon đioxit,

Fe + CO2 + H2O → FeCO3 + H2

5.4. Ứng dụng

- Sắt II cacbonat đã được sử dụng làm chất bổ sung sắt để điều trị chứng thiếu máu.

6. Tính chất hoá học của H2SO4

6.1. H2SO4 loãng

Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:

  • Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
  • Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

  • Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

  • Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

  • H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

6.2. H2SO4 đặc

Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:

  • Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với các chất khử khác.

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

  • H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

7. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Sắt(III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt(III) hiđroxit là

A. Fe(OH)2.

B. Fe(OH)3.

C. FeCO3.

D. Fe3O4.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng: FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất các chất là bao nhiêu?

A. 7.

B. 9.

C. 14.

D. 25

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 3. Đốt cháy FeS tạo ra sản phẩm là Fe2O3 và SO2 thì một phân tử FeS sẽ

A. nhận 7 electron.

B. nhận 15 electron.

C. nhường 7 electron.

D. nhường 15 electron.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. SO2+ KMnO4 + H2O→ K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. (Hệ số là những số nguyên tối giản). Số phân tử KMnO4 bị khử là bao nhiêu?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 5. Những nhận định sau về kim loại sắt:

(1) Kim loại sắt có tính khử trung bình.

(2) Ion Fe2+ bền hơn Fe3+.

(3) Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.

(4) Quặng manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất.

(5) Trái đất tự quay và sắt là nguyên nhân làm Trái Đất có từ tính.

(6) Kim loại sắt có thể khử được ion Fe3+.

Số nhận định đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Lời giải:

Đáp án: B

(1) đúng

(2) sai, Fe2+ trong không khí dễ bị oxi hóa thành Fe3+

(3) đúng

(4) đúng, quặng manhetit (Fe3O4) là quặng có hàm lượng Fe cao nhất.

(5) sai, vì từ trường Trái Đất sinh ra do sự chuyển động của các chất lỏng dẫn điện

(6) đúng, Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Vậy có 4 phát biểu đúng

Câu 6. Có 4 dung dịch đựng riêng biệt: (a) HCl; (b) CuCl2; (c) FeCl2; (d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 0

B. 1

C. 3

D. 2

Lời giải:

Đáp án: D

Để xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa cần thỏa mãn 3 điều kiện:

+ Có 2 điện cực khác bản

+ 2 điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau

+ 2 điện cực được nhúng trong cùng 1 dung dịch chất điện li

Có 2 trường hợp thỏa mãn: Fe nhúng vào dung dịch CuCl2 và Fe nhúng vào dung dịch CuCl2 + HCl

Câu 7. Cho các cặp chất sau: (a) Fe + HCl; (b) Zn + CuSO4; (c) Ag + HCl (d) Cu + FeSO4; (e) Cu + AgNO3; (f) Pb + ZnSO4. Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

A. a, c, d.

B. c, d,e, f.

C. a,b, e

D. a, b, c, d, e, f.

Lời giải:

Đáp án: C

(c), (d), (f) Không phản ứng

Các phản ứng xảy ra là: (a), (b), (e)

(a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(b) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

(e) Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag↓

Câu 8. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Mg

Lời giải:

Đáp án: B

Dùng kẽm vì có phản ứng:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Sau khi dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Không dùng Mg vì có phản ứng:

Mg + CuSO4 → MgSO+ Cu ↓

Sau phản ứng có dd MgSO4 tạo thành, như vậy không tách được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Câu 9. Cho lần lượt các chất sau: Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là:

A. 5

B. 6

C. 4

D. 7

Lời giải:

Đáp án: C

2Fe3O+ 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

=> Oxi hoá-khử

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

=> Ko phải

2FeO + 4H2SO4→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

=> Oxi hoá-khử

2Fe(OH)2 + 4H2SO4→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

=> Oxi hoá-khử

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 6H2O

=> Ko phải

2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

=> Oxi hoá-khử

Fe2(SO4)3 ko tác dụng

1 70 lượt xem
Tải về