Lý thuyết Tính đạo hàm bằng định nghĩa (tại một điểm và trên một khoảng)

Lý thuyết Tính đạo hàm bằng định nghĩa (tại một điểm và trên một khoảng)

1 81 lượt xem


- Cho hàm số f(x) xác định trên khoảng (a; b) và điểm x0 (a; b). Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn limxx0fxfx0xx0  thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm của hàm số y = f(x) tại x0 và được kí hiệu f'(x0) hoặc y'x0 .

- Để tính đạo hàm f'(x0) của hàm số y = f(x) tại x0, ta thực hiện ba bước sau:

+ Bước 1: Xét ∆x là số gia của biến số tại điểm x0. Tính ∆y = f(x0 + ∆x) – f(x0).

+ Bước 2: Rút gọn tỉ số ΔyΔx .

+ Bước 3: Tính limΔx0ΔyΔx .

Kết luận nếu limΔx0ΔyΔx=a  thì f'(x0) = a.

- Ngoài cách trên, để tính đạo hàm f'(x0) của hàm số y = f(x) tại x0 (a; b) ta có thể thực hiện như sau:

+ Bước 1: Tính f(x) – f(x0).

+ Bước 2: Lập và rút gọn tỉ số fxfx0xx0  với x (a; b), x ≠ x0.

+ Bước 3: Tìm giới hạn limxx0fxfx0xx0 .

Ví dụ 1. Tính đạo hàm của hàm số f(x)=1x  tại x0 = 1 bằng định nghĩa.

Hướng dẫn giải:

Xét ∆x là số gia của biến số tại điểm x0 = 1.

Ta có ∆y = f(1 + ∆x) – f(1) = 11 + Δx1=Δx1 + Δx .

Suy ra ΔyΔx=11+Δx .

Ta thấy limΔx0ΔyΔx=limΔx011+Δx=11=1 .

Vậy f'(1) = –1.

Ví dụ 2. Tính đạo hàm của hàm số f(x) = x – 3 tại x0 = 5 bằng định nghĩa.

Hướng dẫn giải:

Xét ∆x là số gia của biến số tại điểm x0 = 5.

Ta có ∆y = f(5 + ∆x) – f(5) = 2 + ∆x  – 2 = ∆x.

Suy ra ΔyΔx=1 .

Ta thấy limΔx0ΔyΔx=limΔx01=1 .

Vậy f'(5) = 1.

Ví dụ 3. Tính đạo hàm của hàm số y = f(x) = x2 + 2x tại điểm x0 = 1.

Hướng dẫn giải:

Ta có: f(x) – f(1) = x2 + 2x – 3 = x2 – 1 + 2x – 2 = (x – 1)(x + 3).

Với x ≠ 1, fxf1x1=x1x+3x1=x+3 .

Tính giới hạn: limx1fxf1x1=limx1x+3=1+3=4 .

Vậy f'(1) = 4.

1 81 lượt xem