Lý thuyết Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ đoạn thẳng

1 128 lượt xem


Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian.

Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng gồm:

+ Trục ngang biểu diễn thời gian;

+ Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm;

+ Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Có thể dùng biểu tượng như dấu chấm tròn, dấu nhân,... để biểu diễn các điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng;

+ Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng;

Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn mốc thời gian, trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm;

Độ dốc của biểu đồ phụ thuộc vào việc chọn đơn vị của trục đứng. Khi số liệu lớn trong khi đơn vị độ dài của trục đứng nhỏ thì ta không nên vẽ trục đứng bắt đầu từ 0.

Bước 2. Với mỗi mốc thời gian trên trục ngang, giá trị của đại lượng tại mốc thời gian đó được biểu diễn bởi một điểm;

Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng;

Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ.

Ví dụ 1. Biểu đồ sau đây cho biết nhiệt độ trung bình tháng trong một năm tại Huế:

loading...

a) Xác định tên biểu đồ, các trục, đơn vị trên các trục.

b) Em hãy cho biết mỗi điểm trên biểu đồ biểu diễn thông tin gì?

Hướng dẫn giải:

a) Tên biểu đồ: Nhiệt độ trung bình tháng tại Huế.

Trục ngang:

+ Biểu diễn thời gian (tất cả các tháng trong một năm).

+ Đơn vị: tháng.

Trục đứng:

+ Biểu diễn nhiệt độ.

+ Đơn vị: °C.

b) Mỗi điểm trên biểu đồ biểu diễn nhiệt độ ở Huế tại tháng tương ứng.

Ví dụ 2. Bảng thống kê sau đây cho biết điểm trung bình mỗi tuần của một xạ thủ:

Tuần

1

2

3

4

5

Điểm trung bình

7,5

7,5

8,25

8,5

9

Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng số liệu trên.

Hướng dẫn giải:

Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn tuần, trục đứng biểu diễn điểm trung bình.

Do điểm trung bình lớn nhất là 9 và thấp nhất là 7,5 và có điểm trung bình 8,25 nên ở trục đứng ta chọn đơn vị là 0,25 và giá trị nhỏ nhất là 7, giá trị lớn nhất là 9,5.

Bước 2. Với mỗi tuần trên trục ngang, số điểm trung bình tại tuần đó được biểu diễn bởi một điểm.

Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng;

Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ:

+ Trục ngang: Tuần.

+ Trục đứng: Điểm trung bình.

+ Tên biểu đồ: Điểm trung bình mỗi tuần của một xạ thủ.

loading...

1 128 lượt xem