Lý thuyết Tìm số chưa biết trong một tỉ lệ thức

1 118 lượt xem


Từ tỉ lệ thức \[\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\] (với a, b, c, d ≠ 0) ta suy ra:

 \[a = \frac{{bc}}{d}\]; \[b = \frac{{ad}}{c}\]; \[c = \frac{{ad}}{b}\]; \[d = \frac{{bc}}{a}\].

Ví dụ 1. Tìm x trong các tỉ lệ thức sau:

a) \(\frac{x}{{27}} = \frac{{ - 2}}{{3,6}}\);

b) −0,52 : x = (−9,36) : 16,38.

Hướng dẫn giải:

a) \(\frac{x}{{27}} = \frac{{ - 2}}{{3,6}}\)

\[x = \frac{{( - 2).27}}{{3,6}}\]

x = −15.

Vậy x = −15.

b) – 0,52x = 9,36 : 16,38

\(\frac{{ - 0,52}}{x} = \frac{{ - 9,36}}{{16,38}}\)

\(x = \frac{{( - 0,52).16,38}}{{ - 9,36}}\)

\(x = \frac{{91}}{{100}}\).

Vậy \(x = \frac{{91}}{{100}}\).

Ví dụ 2. Tìm x thỏa mãn tỉ lệ thức \(\frac{{x + 3}}{4} = \frac{5}{7}\).

Hướng dẫn giải:

Ta có: \(\frac{{x + 3}}{4} = \frac{5}{7}\)

\(x + 3 = \frac{{5.4}}{7}\)

\(x + 3 = \frac{{20}}{7}\)

\(x = \frac{{20}}{7} - 3\)

\(x =  - \frac{1}{7}.\)

Vậy \(x =  - \frac{1}{7}.\)

1 118 lượt xem