Lý thuyết Tìm số chưa biết trong một đẳng thức số hữu tỉ (Dạng toán tìm x)

1 172 lượt xem


Để tìm số hữu tỉ x trong một đẳng thức, ta có thể thực hiện như sau:

− Sử dụng tính chất của các phép toán.

− Sử dụng quan hệ giữa các số hạng trong một tổng, một hiệu; quan hệ giữa các thừa số trong một tích, quan hệ giữa số bị chia, số chia và thương trong một phép chia; quan hệ giữa các luỹ thừa của các số hữu tỉ.

− Sử dụng quy tắc dấu ngoặc, chuyển vế.

Với a, b, c là các số hữu tỉ:

+ Quy tắc dấu ngoặc:

a + (b – c) = a + b – c;

a – (b – c + d) = a – b + c – d.

+ Quy tắc chuyển vế:

a + b = c thì a = c – b;

a – b = c thì a = c + b.

Chú ý: Ta có thể sử dụng tính chất tích hai số bằng 0 thì một trong hai số đó bằng 0 để tìm số hữu tỉ x.

Ví dụ 1. Tìm x, biết:

a) \(x + \frac{1}{5} = \frac{3}{7}\);

b) \(x - \frac{3}{4} = \frac{1}{2}\);

c) \(\frac{2}{3} - x = \frac{7}{5}\);

d) \(\frac{2}{3}x = 1\frac{3}{5}\);

e) \(\frac{5}{9}:x = \frac{1}{{{3^2}{{.2}^3}}}\).

Hướng dẫn giải:

a) \(x + \frac{1}{5} = \frac{3}{7}\).

\(x = \frac{3}{7} - \frac{1}{5}\)         (quy tắc chuyển vế)

\(x = \frac{{15}}{{35}} - \frac{7}{{35}}\)

\(x = \frac{8}{{35}}\).

Vậy \(x = \frac{8}{{35}}\).

b) \(x - \frac{3}{4} = \frac{1}{2}\)

\(x = \frac{1}{2} + \frac{3}{4}\)                  (quy tắc chuyển vế)

\(x = \frac{2}{4} + \frac{3}{4}\)

\(x = \frac{5}{4}\)

Vậy \(x = \frac{5}{4}\).

c) \(\frac{2}{3} - x = \frac{7}{5}\)

\(x = \frac{2}{3} - \frac{7}{5}\)                   (quy tắc chuyển vế)

\(x = \frac{{10}}{{15}} - \frac{{21}}{{15}}\)

\(x = \frac{{ - 11}}{{15}}\)

Vậy \(x = \frac{{ - 11}}{{15}}\).

d) \(\frac{2}{3}x = 1\frac{3}{5}\)

\(\frac{2}{3}x = \frac{8}{5}\)

\(x = \frac{8}{5}:\frac{2}{3}\)

\(x = \frac{8}{5}.\frac{3}{2}\)

\(x = \frac{4}{5}.\frac{3}{1}\)

\(x = \frac{{12}}{5}\)

Vậy \(x = \frac{{12}}{5}\).

e) \(\frac{5}{9}:x = \frac{1}{{{3^2}{{.2}^3}}}\).

\(\frac{5}{9}:x = \frac{1}{{9.8}}\)

\(\frac{5}{9}:x = \frac{1}{{72}}\)

\(x = \frac{5}{9}:\frac{1}{{72}}\)

\(x = \frac{5}{9}.\frac{{72}}{1}\)

x = 5.8

x = 40.

Vậy x = 40.

Ví dụ 2. Tìm x, biết:

a) \(\frac{1}{{20}} - \left( {x - \frac{8}{5}} \right) = \frac{1}{{10}}\);

b) \(\left( {x - \frac{2}{3}} \right):1\frac{1}{3} + \frac{1}{2} = \frac{3}{2}\);

c) 7,2 : [41 – (2x – 5)] = 23.5;

d) \(\frac{{2x - 3}}{3} + \frac{{ - 3}}{2} = \frac{{5 - 3x}}{6} - \frac{1}{3}\).

Hướng dẫn giải:

a) \(\frac{1}{{20}} - \left( {x - \frac{8}{5}} \right) = \frac{1}{{10}}\)

\(x - \frac{8}{5} = \frac{1}{{20}} - \frac{1}{{10}}\)                (quy tắc chuyển vế)

\(x - \frac{8}{5} = \frac{1}{{20}} - \frac{2}{{20}}\)

\(x - \frac{8}{5} =  - \frac{1}{{20}}\)

\(x =  - \frac{1}{{20}} + \frac{8}{5}\)

\(x =  - \frac{1}{{20}} + \frac{{32}}{{20}}\)

\(x = \frac{{31}}{{20}}\)

Vậy \(x = \frac{{31}}{{20}}\).

b) \(\left( {x - \frac{2}{3}} \right):1\frac{1}{3} + \frac{1}{2} = \frac{3}{2}\).

\(\left( {x - \frac{2}{3}} \right):\frac{4}{3} + \frac{1}{2} = \frac{3}{2}\)

\(\left( {x - \frac{2}{3}} \right):\frac{4}{3} = \frac{3}{2} - \frac{1}{2}\)

\(\left( {x - \frac{2}{3}} \right):\frac{4}{3} = \frac{2}{2}\)

\(\left( {x - \frac{2}{3}} \right):\frac{4}{3} = 1\)

\(x - \frac{2}{3} = 1.\frac{4}{3}\)

\(x - \frac{2}{3} = \frac{4}{3}\)

\(x = \frac{4}{3} + \frac{2}{3}\)

\(x = \frac{6}{3}\)

x = 2.

Vậy x = 2.

c) 7,2 : [41 – (2x – 5)] = 23.5.

7,2 : [41 – (2x – 5)] = 8.5

7,2 : [41 – (2x – 5)] = 40

41 – (2x – 5) = 7,2 : 40

41 – (2x – 5) = 0,18

2x – 5 = 41 – 0,18

2x – 5 = 40,82

2x = 40,82 + 5

2x = 45,82

x = 45,82 : 2

x = 22,91

Vậy x = 22,91.

d) \(\frac{{2x - 3}}{3} + \frac{{ - 3}}{2} = \frac{{5 - 3x}}{6} - \frac{1}{3}\)

\(\frac{{2x}}{3} - \frac{3}{3} + \frac{{ - 3}}{2} = \frac{5}{6} - \frac{{3x}}{6} - \frac{1}{3}\)

\(\frac{{2x}}{3} - 1 + \frac{{ - 3}}{2} = \frac{5}{6} - \frac{x}{2} - \frac{1}{3}\)

\(\frac{2}{3}x + \frac{1}{2}x = \frac{5}{6} - \frac{1}{3} + 1 - \frac{{ - 3}}{2}\)

\[\left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{2}} \right)x = \frac{5}{6} - \frac{2}{6} + \frac{6}{6} + \frac{9}{6}\]

\[\left( {\frac{4}{6} + \frac{3}{6}} \right)x = \frac{{18}}{6}\]

\(\frac{7}{6}x = 3\)

\(x = 3:\frac{7}{6}\)

\(x = 3.\frac{6}{7}\)

\(x = \frac{{18}}{7}\)

Vậy \(x = \frac{{18}}{7}\).

1 172 lượt xem