Lý thuyết Số đối của một số thực

1 104 lượt xem


Để tìm số đối của một số thực ta dựa vào định nghĩa sau:

Trên trục số, hai số thực (phân biệt) có điểm biểu diễn nằm về hai phía của điểm gốc 0 và cách đều điểm gốc 0 được gọi là hai số đối của nhau.

Khi đó ta có:

∙ Số đối của số thực a là –a;

∙ Số đối của số thực –a là a. Tức là số đối của số –a là –(–a) = a.

Đặc biệt số đối của số 0 là 0.

Ví dụ 1: Tìm số đối của các số sau: 1; \(\sqrt 2 \); π; –3.

Hướng dẫn giải:

Số đối của 1 là –1;

Số đối của \(\sqrt 2 \)\( - \sqrt 2 \);

Số đối của π là –π;

Số đối của –3 là –(–3) = 3.

Vậy số đối của các số 1; \(\sqrt 2 \); π; –3 lần lượt là: –1; \( - \sqrt 2 \); –π; 3.

Ví dụ 2: So sánh hai số đối của hai số thực sau: \(\sqrt 2 \); \(\sqrt 3 \).

Hướng dẫn giải:

Số đối của hai số thực \(\sqrt 2 \); \(\sqrt 3 \)lần lượt là: \( - \sqrt 2 \); \( - \sqrt 3 \)

Ta có: \( - \sqrt 2  >  - \sqrt 3 \).

Do đó, số đối của \(\sqrt 2 \) lớn hơn số đối của \(\sqrt 3 \).

1 104 lượt xem