Lý thuyết Xác suất của biến cố ngẫu nhiên
Lý thuyết Xác suất của biến cố ngẫu nhiên
Để tính xác suất của biến cố ngẫu nhiên ta thường thực hiện các bước sau:
Bước 1. Tính số kết quả có thể xảy ra cho phép thử.
Bước 2. Tính số kết quả thuận lợi cho biến cố A theo tính trực tiếp hoặc loại trừ.
Bước 3. Áp dụng công thức tính xác suất:
Chú ý: Nếu có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra duy nhất một biến cố trong k biến cố này thì xác suất của biến cố đó đều bằng .
Ví dụ 1. Lớp 7A có 20 bạn nữ và 20 bạn nam. Chọn ngẫu nhiên một bạn lên bảng. Xét hai biến cố sau:
A: “Bạn được chọn là nam”;
B: “Bạn được chọn là nữ”.
a) Hai biến cố A và B có đồng khả năng không? Vì sao?
b) Tìm xác suất của biến cố A và B.
Hướng dẫn giải:
a) Ta thấy rằng số bạn nam và số bạn nữ bằng nhau nên khả năng xảy ra hai biến cố A và B là như nhau. Do đó hai biến cố A, B là đồng khả năng.
b) Hai biến cố A và B đồng khả năng và khi chọn ngẫu nhiên một bạn thì chỉ có thể xảy ra một trong hai biến cố nên xác suất của A, B bằng nhau và bằng .
Ví dụ 2. Trong hộp gỗ gồm 10 quả bóng được đánh số {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp. Tính xác suất biến cố A: “Quả bóng lấy ra có số 6”.
Hướng dẫn giải:
Tập hợp các kết quả xảy ra đối với số trên quả bóng được lấy ngẫu nhiên là {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}.
Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố A.
Vậy xác suất biến cố A: “Quả bóng lấy ra có số là 6” là .