Lý thuyết Ứng dụng của quy tắc làm tròn và ước lượng vào một số bài toán thực tế
Để giải các bài toán thực tế, ta cần áp dụng quy tắc làm tròn và ước lượng kết quả để thuận tiện trong việc tính toán. Chẳng hạn:
- Bài toán tiêu dùng: tính tiền điện/ nước hoặc các chi phí mua sắm;
- Tính khoảng tính số dân của một địa phương hoặc một quốc gia;
- Tính khoảng cách giữa hai hành tinh trong hệ Mặt Trời; …
Ví dụ 1. Một chiếc vòng lắc eo có bán kính 35 cm. Tính diện tích của chiếc vòng lắc eo (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Hướng dẫn giải:
Diện tích vòng lắc eo là: 352.π = 1 225.π ≈ 1 225.3,14 = 3846,5 (cm2).
Chữ số ở hàng quy tròn của số 3846,5 là chữ số 6.
Vì chữ số bên tay phải của chữ số 6 là chữ số 5 ≥ 5.
Nên ta thay chữ số 6 bằng chữ số 6 + 1 = 7 và bỏ đi chữ số ở hàng phần mười (vì ở hàng thập phân).
Do đó khi làm tròn số 3846,5 đến hàng đơn vị, ta được số 3847.
Vậy diện tích của chiếc vòng lắc eo (làm tròn đến hàng đơn vị) là 3 847 cm2.
Ví dụ 2. Bạn An đạp xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc 10,(5643) km/h. Thời gian bạn An đạp xe từ nhà đến trường dài là 0,15 giờ. Tính quãng đường từ nhà bạn An đến trường.
Hướng dẫn giải:
Làm tròn đến hàng phần mười của mỗi số hạng, ta được:
10,(5643) ≈ 10,6 và 0,15 ≈ 0,2.
Quãng đường từ nhà bạn An đến trường là:
10,(5643).0,15 ≈ 10,6.0,2 = 2,12 (km).
Vậy quãng đường từ nhà bạn An đến trường khoảng 2,12 km.