Lý thuyết Một số bài thực tế liên quan đến số thực
Để đi giải quyết các bài toán thực tế liên quan đến số thực, ta áp dụng các kiến thức đã học như sau:
- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thực và luỹ thừa của các số thực.
- Các công thức toán đã học như: công thức tính số trung bình cộng; tính diện tích và chu vi của một số hình học cơ bản; công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian;...
Ví dụ 1: Cho các điểm thành phần môn toán học kì I của An như sau:
Điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1): 9; 8; 9.
Điểm kiểm tra giữa kì I (hệ số 2): 8,5; 9,5.
Điểm kiểm tra cuối kì I (hệ số 3): 9.
Hãy tính điểm tổng kết môn toán học kì I của An.
Hướng dẫn giải:
Điểm tổng kết môn toán học kì I của An là:
\(\frac{{(9 + 8 + 9) + 2.(8,5 + 9,5) + 9.3}}{{3 + 2.2 + 3}}\)
\( = \frac{{26 + 2\,.\,18 + 27}}{{10}}\)
\( = \frac{{89}}{{10}} = 8,9\).
Vậy điểm tổng kết môn toán học kì I của An là 8,9.
Ví dụ 2: Để đánh giá thể trạng của một người người ta dùng chỉ số BMI (\(BMI = \frac{m}{{{h^2}}}\); m là cân nặng tính theo kilôgam, h là chiều cao tính theo mét). Ở tuổi 12 chỉ số BMI được đánh giá như sau:
BMI < 15: gầy
15≤ BMI < 22: bình thường.
22 ≤ BMI < 25: có nguy cơ bị béo phì.
25 ≤ BMI: béo phì.
Một học sinh lớp 7 có cân nặng là 45kg và chiều cao là 1,45m thì bạn ấy thuộc tạng người nào?
Hướng dẫn giải:
Chỉ số BMI của bạn học sinh này là:
\(BMI = \frac{{45}}{{1,{{45}^2}}} = 21,403...\)
Suy ra chỉ số BMI của bạn ấy nằm trong khoảng từ 15 ≤ BMI < 22.
Vậy bạn học sinh lớp 7 này thuộc tạng người bình thường.