100 công thức về phép đối xứng tâm (2024 có đáp án) và cách giải các dạng toán

Công thức và cách giải các dạng toán về phép đối xứng tâm gồm phương pháp giải, ví dụ minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập các dạng toán về phép đối xứng tâm. Mời các bạn đón xem

1 68 lượt xem


Công thức phép đối xứng tâm 

1. Lí thuyết

* Định nghĩa: Cho điểm I. Phép biến hình biến điểm I thành chính nó, biến mỗi điểm M  khác I thành M’ sao cho I là trung điểm của MM’ được gọi là phép đối xứng tâm I.

Công thức phép đối xứng tâm đầy đủ, chi tiết nhất - Toán lớp 11 (ảnh 1)

Điểm I được gọi là tâm đối xứng.

Phép đối xứng tâm I thường được kí hiệu là ĐI.

Từ định nghĩa suy ra: M’ = ĐI(M)

IM'+IM=0IM'=IM.

* Tính chất:

- Phép đối xứng tâm bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

- Biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

- Biến một vectơ thành 1 vectơ đối với nó.

- Biến tam giác thành tam giác bằng nó.

- Biến một góc thành một góc bằng nó.

- Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.

2. Công thức

Trong hệ tọa độ Oxy, cho I(a;b) và M(x;y). Ta có: ĐI(M) = M’(x’; y’) có biểu thức tọa độ: x'=2axy'=2by

Công thức phép đối xứng tâm đầy đủ, chi tiết nhất - Toán lớp 11 (ảnh 1)

Với tâm đối xứng là gốc tọa độ O(0; 0), ta có M’(x’; y’) = ĐO[M(x; y)] thì x'=xy'=y.

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho điểm A(-2;3), đường thẳng d: x − 2y + 5 = 0 và đường tròn (C): (x – 1)2 + (y + 2)2 = 4.

a) Tìm ảnh của điểm A qua phép đối xứng tâm O.

b) Tìm ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng tâm O.

c) Tìm ảnh của đường tròn qua phép đối xứng tâm O.

Lời giải

a) Gọi A’ là ảnh của A qua phép đối xứng tâm O

Ta có: A’ = ĐO(A) suy ra A’(2; -3).

b) Gọi d’ là ảnh của d qua phép đối xứng tâm O

Ta có: d’ song song hoặc trùng với d. Phương trình d’ có dạng: x − 2y + c = 0.

Lấy điểm M5;0d. Gọi M’ là ảnh của M qua phép đối xứng tâm O, khi đó M'd'.

M’(x’,y’) = ĐO(M) nên x'=xM=5y'=yM=0

Md52.0+c=0c=5

Vậy phương trình đường thẳng d’ là: x − 2y – 5 = 0.

c) Đường tròn (C) có tâm I(1;-2) và bán kính R = 2.

Gọi (C’) là ảnh của (C) qua phép đối xứng tâm O

Khi đó (C’) có bán kính R = 2 và tâm I’ là ảnh của I qua phép đối xứng tâm O.

Ta có: I’(x’,y’) = ĐO(I) nên x'=xI=1y'=yI=2. Suy ra I’(-1;2)

Vậy phương trình đường tròn (C’): (x + 1)2 + (y - 2)2 = 4.

Ví dụ 2: Cho điểm I(3; -4) và đường thẳng d: 5x + 2y – 3 = 0. Viết phương trình d’ là ảnh của d qua phép đối xứng tâm I.

Lời giải

Cách 1:

Vì d’ là ảnh của d qua phép đối xứng tâm I

Nên d’ song song hoặc trùng với d. Phương trình d’ có dạng: 5x + 2y + c = 0.

Lấy điểm M1;1d. Gọi M’ là ảnh của M qua phép đối xứng tâm I, khi đó M'd'

ĐI(M) = M’(x’,y’) có tọa độ là: x'=2xIxMy'=2yIyMx'=2.3x=5y'=241=7

M'd'5.5+2.7+c=0c=11

Vậy phương trình đường thẳng d’: 5x + 2y – 11  = 0.

Cách 2:

Lấy M(x,y) bất kì thuộc d. Gọi M’ là ảnh của M qua phép đối xứng tâm I, khi đó M'd'

ĐI(M) = M’ có tọa độ: x'=2.3xy'=2.4yx=6x'y=8y'M6x';8y'

Thay vào d ta được: 5(6 − x’) + 2(−8−y’) – 3 = 0

5x'2y'+11=05x'+2y'11=0

Vậy phương trình đường thẳng d’ là: 5x + 2y − 11 = 0.

4. Bài tập tự luyện

Câu 1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho phép đối xứng tâm O(0; 0) biến điểm M(-3; 2) thành điểm M’ có tọa độ là:

A. M’(-4; 2)

B. M’(2; -3)

C. M’(-2; 3) 

D. M’(2; 3)

Câu 2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d: 3x – 2y – 1 = 0. Ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng tâm O có phương trình là:

A. 3x + 2y + 1 = 0 

B. -3x + 2y – 1 = 0

C. 3x + 2y – 1 = 0

D. 3x – 2y – 1 = 0

Câu 3. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm phương trình đường tròn (C') là ảnh của đường tròn (C): x2 + y2 = 1 qua phép đối xứng tâm I(1;0).

A. (C'): (x – 2)2 + y= 1

B. (C'): (x + 2)2 + y= 1

C. (C'): x2 + (y + 2)2 = 1

D. (C'): x2 + (y – 2)2 = 1

Đáp án: 1B, 2B, 3A

1 68 lượt xem