Lý thuyết Các tập hợp con thường dùng của tập hợp số thực
- Tập hợp con của ℝ: ℕ ⊂ ℤ ⊂ ℚ ⊂ ℝ. Trong đó:
ℕ: là tập hợp số tự nhiên;
ℤ: là tập hợp số nguyên;
ℚ: là tập hợp số hữu tỉ;
ℝ = (–∞; +∞) là tập hợp số thực.
- Trong toán học ta thường gặp các tập hợp con sau đây của tập hợp các số thực ℝ:
Với a, b là các số thực và a < b.
Trong đó, –∞ đọc là âm vô cùng (âm vô cực), +∞ đọc là dương vô cùng (dương vô cực).
Để biểu diễn một tập hợp trên trục số, ta có một số quy tắc sau:
- Đối với dấu <, > ta dùng dấu khoảng ( ).
- Đối với dấu ≤, ≥ ta dùng dấu đoạn [ ].
- Phần nào không thuộc tập hợp đó, ta dùng dấu gạch chéo.
Ví dụ 1: Cho tập hợp A = {x ∈ ℝ | x ≤ 6}.
Biểu diễn tập hợp A trên trục số.
Hướng dẫn giải:
- Vì x ≤ 6 nên ta dùng dấu nửa khoảng.
- Vì x ≤ 6 nên ta chỉ lấy phần bên trái của số 6 và gạch bỏ phần bên phải.
Do đó ta biểu diễn tập hợp A trên trục số như sau:
Ví dụ 2: Dùng các kí hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng viết các tập hợp sau đây?
a) A = {x ∈ ℝ | x ≤ 2}.
b) B = {x ∈ ℝ | 5 < x ≤ 10}.
c) A = {x ∈ ℝ | x > 5}.
Hướng dẫn giải:
a) Vì x ≤ 2 nên ta dùng kí hiệu nửa khoảng.
Vậy A = (– ∞; 2].
b) Vì 5 < x ≤ 10 nên ta dùng kí hiệu nửa khoảng.
Vậy B = (5; 10].
c) Vì x > 5 nên ta dùng kí hiệu khoảng.
Vậy C = (5; +∞).