Lý thuyết Cách vẽ và xác định đồ thị hàm số bậc hai
Cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c (a ≠ 0).
- Xác định tọa độ đỉnh S;
- Vẽ trục đối xứng d là đường thẳng x = ;
- Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị với trục tung (điểm A(0; c)) và giao điểm của đồ thị trục hoành (nếu có);
- Xác định thêm điểm đối xứng với A qua trục đối xứng d là điểm B;
- Vẽ parabol có đỉnh S, có trục đối xứng d, đi qua các điểm tìm được.
Ví dụ 1. Vẽ đồ thị hàm số: y = f(x) = –x2 + 4x – 3.
Hướng dẫn giải:
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = f(x) = –x2 + 4x – 3 là một parabol (P):
– Có đỉnh S với hoành độ xS = 2, tung độ yS = 1;
– Có trục đối xứng là đường thẳng x = 2 (đường thẳng này đi qua đỉnh S và song song với trục Oy);
– Bề lõm quay xuống dưới vì a = – 1 < 0;
– Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng –3, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; –3);
Ngoài ra, phương trình –x2 + 4x – 3 = 0 có hai nghiệm phân biệt x1 = 1 và x2 = 3 nên đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm có tọa độ (1; 0) và (3; 0).
Ta vẽ được đồ thị.
Ví dụ 2. Vẽ đồ thị hàm số y = f(x) = x2 + 2x + 2.
Hướng dẫn giải:
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = f(x) = x2 + 2x + 2 là một parabol (P):
– Có đỉnh S với hoành độ xS = –1, tung độ yS = 1;
– Có trục đối xứng là đường thẳng x = –1 (đường thẳng này đi qua đỉnh S và song song với trục Oy);
– Bề lõm quay lên trên vì a = 1 > 0;
– Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; 2);
Ta vẽ được đồ thị