Lý thuyết Tập con. Hai tập hợp bằng nhau

1 93 lượt xem


- Tập hợp con:

+ Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con của B, kí hiệu là A B (đọc là A chứa trong B), hoặc B A (đọc là B chứa A).

+ Nếu A không phải là tập con của B thì ta kí hiệu A B (đọc là A không chứa trong B hoặc B không chứa A.

A B x: x A x B.

A B x: x A x B.

Lưu ý:

+ A, với mọi tập hợp A.

+ A A, với mọi tập hợp A.

+ Nếu A B và B C thì A C.

+ Tập hợp A gồm n phần tử (n ℕ). Khi đó, tập A có 2n tập con.

+ Nếu A B hoặc B A thì ta nói A và B là quan hệ bao hàm.

- Hai tập hợp bằng nhau:

Hai tập hợp A và B được gọi là bằng nhau, kí hiệu A = B nếu A B và B A. Nói cách khác, hai tập hợp A và B bằng nhau nếu mỗi phần tử của tập hợp này cũng là phần tử của tập hợp kia.

A = B (x: x A x B).

Ví dụ 1: Tìm tất cả các tập con của tập A = {1; 2; 3}.

Hướng dẫn giải:

Ta thấy tập hợp A có 3 phần tử.

Vậy tập A có 23 = 8 tập con.

Ta có:

+ Các tập con có 0 phần tử: .

+ Các tập con có 1 phần tử: {1}, {2}, {3}.

+ Các tập con có 2 phần tử: {1; 2}, {1; 3}, {2; 3}.

+ Các tập con có 3 phần tử: {1; 2; 3}.

Ví dụ 2: Cho hai tập hợp sau:

A là tập hợp các số tự nhiên chẵn lớn hơn 0 và bé hơn hoặc bằng 10.

B là tập hợp các số tự nhiên là bội của 2 và bé hơn hoặc bằng 10.

Hai tập hợp trên có bằng nhau không?

Hướng dẫn giải:

Ta có:

+ A là tập hợp các số tự nhiên chẵn lớn hơn 0 và bé hơn hoặc bằng 10 nên tập hợp A gồm các phần tử là 2; 4; 6; 8; 10.

Do đó, A = {2; 4; 6; 8; 10}.

+ B là tập hợp các số tự nhiên là bội của 2 và bé hơn hoặc bằng 10 nên tập hợp B gồm các phần tử là 0 ; 2; 4; 6; 8; 10.

Do đó, B = {0; 2; 4; 6; 8; 10}.

Vì mỗi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B nên A B.

Mà ta có 0 B nhưng 0 A, do đó B A.

Vậy hai tập hợp A và B không bằng nhau.

1 93 lượt xem