Lý thuyết Sử dụng phương pháp tổ hợp

Lý thuyết Sử dụng phương pháp tổ hợp

1 187 lượt xem


Phương pháp tính xác suất của biến cố E theo định nghĩa cổ điển:

− Bước 1. Tính số phần tử của không gian mẫu là n(Ω).

− Bước 2. Tính số phần tử của biến cố E là n(E).

− Bước 3. Tính xác suất theo công thức P(E)=n(E)n()

Để tính số phần tử của không gian mẫu và biến cố E trong Bước 1, Bước 2, ta có thể sử dụng phương pháp tổ hợp, tức là sử dụng quy tắc đếm, hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp.

Chú ý: Ta sử dụng phương pháp tổ hợp trong một số trường hợp không liệt kê cụ thể được các phần tử.

Ví dụ 1. Một tổ có 6 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên 4 học sinh. Tính xác suất để trong 4 học sinh được chọn luôn có học sinh nữ.

Hướng dẫn giải:

Tổng số học sinh trong tổ là: 6 + 4 = 10 (học sinh).

Chọn ngẫu nhiên 4 học sinh từ 10 học sinh trong tổ. Suy ra n()=C410=210.

Gọi A là biến cố: “Trong 4 học sinh được chọn luôn có học sinh nữ”.

Có C46=15 cách chọn 4 học sinh nam.

⇒ Có 210 – 15 = 195 cách chọn 4 học sinh luôn có học sinh nữ. Do đó, n(A) = 195.

Vậy xác suất của biến cố A là P(A)=n(A)n()=195210=1314.

Ví dụ 2. Một lớp có 30 học sinh trong đó gồm 8 học sinh giỏi, 15 học sinh khá và 7 học sinh trung bình. Người ta muốn chọn ngẫu nhiên 3 em để đi dự Đại Hội. Tính xác suất để chọn được:

a) Ba học sinh được chọn đều là học sinh giỏi.

b) Có ít nhất 1 học sinh giỏi.

Hướng dẫn giải:

Chọn ngẫu nhiên 3 em từ 30 học sinh để đi dự Đại Hội. Số phần tử của không gian mẫu là: n()=C330

a) A: “Chọn 3 học sinh là học sinh giỏi”

Có C38 cách chọn 3 em là học sinh giỏi. Suy ra n(A)=C38

Xác suất của biến cố A là: P(A)=n(A)n()=C38C330=2145

b) B: “Chọn 3 học sinh có ít nhất một học sinh giỏi”.

ˉB: “ Chọn 3 học sinh không có học sinh giỏi nào”.

Có C332 cách chọn 3 học sinh không có học sinh giỏi nào. Suy ra n(ˉB)=C322

Suy ra: n(B)=n()-n(ˉB)=C330-C322

Vậy xác suất của biến cố B là: P(B)=n(B)n()=C330-C322C330=1829 

Ví dụ 3. Cho đa giác đều 20 đỉnh nội tiếp trong đường tròn tâm O. Chọn ngẫu nhiên 4 đỉnh của đa giác. Tính xác suất để 4 đỉnh được chọn là 4 đỉnh của một hình chữ nhật.

Hướng dẫn giải:

Xét phép thử: “Chọn ngẫu nhiên 4 đỉnh của đa giác đều 20 đỉnh nội tiếp trong đường tròn tâm O”. Suy ra n()=C420=4 .

Gọi A là biến cố: “4 đỉnh được chọn là 4 đỉnh của một hình chữ nhật”.

Đa giác đều có 20 đỉnh sẽ có 10 đường chéo đi qua tâm mà cứ 2 đường chéo qua tâm sẽ có 1 hình chữ nhật nên số hình chữ nhật là: nA=C102=45

Xác suất biến cố A là: PA=nAn=454 845=3323

Ví dụ 4. Hai bạn lớp A và hai bạn lớp B được xếp vào 4 ghế sắp thành hàng ngang. Tính xác suất sao cho các bạn cùng lớp không ngồi cạnh nhau.

Hướng dẫn giải:

Có 4! cách xếp bất kỳ 4 bạn thành hàng ngang. Suy ra, n=4!

Gọi biến cố A: “Các bạn cùng lớp không ngồi cạnh nhau”.

Có 2.2!.2! cách xếp 4 bạn sao cho các bạn cùng lớp không ngồi cạnh nhau.

Do đó: nA=2.2!.2!

Xác suất cần tìm là: PA=nAn=2.2!.2!4!=13

1 187 lượt xem