Lý thuyết Cách xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số

1 183 lượt xem


- Với hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b), ta nói:

Hàm số đồng biến trên khoảng (a; b) nếu: x1, x2 (a; b), x1 < x2 f(x1) < f(x2).

Hàm số nghịch biến trên khoảng (a; b) nếu: x1, x2 (a; b), x1 < x2 f(x1) > f(x2).

- Khi hàm số đồng biến (tăng) trên khoảng (a; b) thì đồ thị của nó có dạng đi lên từ trái sang phải. Ngược lại, khi hàm số nghịch biến (giảm) trên khoảng (a; b) thì đồ thị của nó có dạng đi xuống từ trái sang phải.

Ví dụ 1. Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số y = f(x) = x2 trên khoảng (–∞; 0).

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số y = x2 trên khoảng (–∞; 0).

Lấy x1, x2 tùy ý sao cho x1 < x2, ta có: f(x1) – f(x2) = x12 – x22 = (x1 – x2)(x1 + x2)

Do x1 < x2  nên x1 – x2 < 0 và do x1, x2 thuộc (–∞; 0) nên x1 + x2 < 0.

Từ đó suy ra: f(x1) – f(x2) > 0 hay f(x1) > f(x2)

Do đó, khi x1 < x2   thì f(x1) > f(x2)

Vậy hàm số nghịch biến (giảm) trên khoảng (–∞; 0).

Ví dụ 2. Cho hàm số có đồ thị như hình dưới:

Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên các khoảng (–3; –2), (–2; 5), (5; 7).

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số có đồ thị như hình trên, từ đồ thị ta thấy hàm số xác định trên [– 3; 7]. Ta có:

+ Trên khoảng (–3; –2), đồ thị hàm số có dạng đi lên từ trái sang phải. Do đó, hàm số đồng biến trên khoảng (–3; –2).

+ Trên khoảng (–2; 5), đồ thị hàm số có dạng đi xuống từ trái sang phải. Do đó, hàm số nghịch biến trên khoảng (–2; 5).

+ Trên khoảng (5; 7), đồ thị hàm số có dạng đi lên từ trái sang phải. Do đó, hàm số đồng biến trên khoảng (5; 7).

1 183 lượt xem