Lý thuyết Cách sử dụng các kí hiệu với mọi, tồn tại

1 148 lượt xem


- Kí hiệu : đọc là “với mọi” có nghĩa là tất cả các giá trị của một biến nào đó.

- Kí hiệu : đọc là “tồn tại” có nghĩa là chỉ có một số giá trị hữu hạn thỏa mãn.

Một số lưu ý:

- Phủ định của mệnh đề “P(x): x X” là mệnh đề ' Px¯: x X”.

- Phủ định của mệnh đề “P(x): x X” là mệnh đề ' Px¯: x X”.

- Mệnh đề “x X, P(x)” đúng nếu với mọi x0 X, P(x0) là mệnh đề đúng.

- Mệnh đề “x X, P(x)” đúng nếu có x0 X sao cho P(x0) là mệnh đề đúng.

Ví dụ 1: Cho mệnh đề: “x ℕ: x + 1 > 0”.

Phát biểu thành lời mệnh đề trên và xét tính đúng sai của nó.

Hướng dẫn giải:

Mệnh đề trên được phát biểu như sau:

“Với mọi số tự nhiên x thì x + 1 luôn lớn hơn 0”.

Hoặc ta có thể phát biểu như sau: “Với mọi số tự nhiên thì tổng của chính nó với 1 luôn lớn hơn 0”.

Vì x là số tự nhiên nên x ≥ 0 x + 1 > 0 (đúng).

Vì vậy mệnh đề trên đúng.

Ví dụ 2: Phát biểu và xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:

a) “x ℝ: x2 > 0”.

b) “x ℝ: x2 – 2x + 1 ≥ 0”.

c) “x ℤ: x2 – 4x + 3 = 0”.

Hướng dẫn giải:

a) Mệnh đề “x ℝ: x2 > 0” được phát biểu như sau:

“Với mọi số thực x thì x2 luôn lớn hơn 0”.

Hoặc “Với mọi số thực thì bình phương của nó luôn dương”.

Ta có: 0 ℝ, 02 = 0.

Do đó mệnh đề trên sai.

b) Mệnh đề “x ℝ: x2 – 2x + 1 ≥ 0” được phát biểu như sau:

“Với mọi số thực x thì x2 – 2x + 1 luôn lớn hơn hoặc bằng 0”.

Ta có: x2 – 2x + 1 = (x – 1)2

Mà bình phương của một số luôn lớn hơn hoặc bằng 0.

Suy ra mệnh đề trên đúng.

c) Mệnh đề “x ℤ: x2 – 4x + 3 = 0” được phát biểu như sau:

“Tồn tại số nguyên x để phương trình x2 – 4x + 3 = 0 bằng 0”.

Hoặc “Có một số nguyên x để phương trình x2 – 4x + 3 = 0 bằng 0”.

Ta có: x2 – 4x + 3 = 0 x = 1 hoặc x = 3. 

Do đó tồn tại hai số nguyên x là 1 v à 3 để phương trình x2 – 4x + 3 = 0 bằng 0.

Vì vậy mệnh đề trên đúng. 

1 148 lượt xem