Lý thuyết Cách vẽ đồ thị hàm số và các bài toán liên quan

1 106 lượt xem


- Cho đồ thị y = f(x) có tập xác định D.

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị (C) của hàm số là tập hợp tất cả các điểm M(x; y) với x D và y = f(x).

Vậy (C) = {M(x; f(x)) | x D}. 

- Cách vẽ đồ thị hàm số: y = f(x)

+) Tìm tập xác định D của hàm số

+) Lập bảng giá trị x và y tương ứng

+) Xác định các điểm (x; y) trên hệ trục tọa độ Oxy. Nối các điểm đã xác định ta được đồ thị của hàm số.

- Điểm M(x; yM) thuộc đồ thị hàm số y = f(x) khi và chỉ khi xM D và yM = f(xM).

- Đồ thị hàm số bậc nhất là một đường thẳng.

- Hai đồ thị hàm số f(x) và g(x) giao nhau tại điểm M(x0; y0) khi và chỉ khi x0  là nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm: f(x) = g(x) hay M(x0; y0) cùng thuộc cả hai đồ thị.

Ví dụ 1. Vẽ đồ thị hàm số y = 2x – 1.

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số y = 2x – 1 có tập xác định là D = ℝ.

Ta có bảng giá trị x, y tương ứng như sau (chọn một số giá trị của x trong tập D):

x

–2

–1

0

1

2

y

–5

–3

–1

1

3

 Vẽ các điểm (–2; –5), (–1; –3), (0; –1), (1; 1), (2; 3) lên trục tọa độ Oxy, ta có đồ thị hàm số y = 2x – 1 là đường thẳng đi qua các điểm trên:

Ví dụ 2. Không giải phương trình, hãy tìm nghiệm của phương trình: x – 3 = 2x – 1.

Hướng dẫn giải:

Xét phương trình x – 3 = 2x – 1

Đây là phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số y = x – 3 và y = 2x – 1.

Xét hàm số y = 2x – 1 có tập xác định là D = ℝ.

Ta có bảng giá trị x, y tương ứng như sau:

x

–2

–1

0

1

2

y

–5

–3

–1

1

3

Vẽ các điểm (–2; –5), (–1; –3), (0; –1), (1; 1), (2; 3) lên trục tọa độ Oxy, ta có đồ thị hàm số y = 2x – 1 là đường thẳng đi qua các điểm trên (đường màu xanh lá trên hình dưới):

Xét hàm số y = x – 3 có tập xác định là D = ℝ.

Ta có bảng giá trị x, y tương ứng như sau:

x

–2

0

3

y

–5

–3

0

Vẽ các điểm (–2; –5), (3; 0), (0; –3) lên trục tọa độ Oxy, ta có đồ thị hàm số y = x – 3 là đường thẳng đi qua các điểm trên (đường màu xanh dương trên hình vẽ):

Dễ thấy đồ thị hai hàm số chỉ có đúng 1 giao điểm là (–2; –5). Do đó, nghiệm của phương trình x – 3 = 2x – 1 là x = – 2

1 106 lượt xem