Lý thuyết Phương trình đường thẳng liên quan đến khoảng cách

Lý thuyết Phương trình đường thẳng liên quan đến khoảng cách

1 107 lượt xem


Bài toán 1. Viết phương trình đường thẳng ∆ đi qua M(x0; y0) và cách điểm N(x1; y1) một khoảng bằng h.

Để giải được bài toán trên, ta thực hiện theo hai cách sau:

Cách 1.

Bước 1. Gọi phương trình đường thẳng ∆ đi qua M(x0; y0) và có hệ số góc k có dạng là:

y – y0 = k(x – x0) hay kx – y + y0 – kx0 = 0 (*)

Bước 2. Áp dụng công thức d(N, ∆) = h. Từ đó suy ra giá trị k cần tìm.

Bước 3. Thay giá trị k vừa tìm vào (*) ta viết được phương trình đường thẳng ∆.

Cách 2.

Bước 1. Gọi phương trình đường thẳng ∆ cần tìm có dạng ax + by + c = 0 (với a2 + b2 ≠ 0).

Bước 2. Đường thẳng ∆ đi qua M(x0; y0) tọa độ M thỏa mãn phương trình ∆.

              Ta được phương trình (1).

Bước 3. Áp dụng công thức d(N, ∆) = h. Ta được phương trình (2).

              Từ (1), (2) suy ra giá trị a, b, c cần tìm.

Bước 3. Thay giá trị a, b, c vừa tìm vào phương trình ax + by + c = 0 ta viết được phương trình đường thẳng ∆.

Bài toán 2. Viết phương trình đường thẳng d không đi qua A(xA; yA), B(xB; yB) và cách đều hai điểm đó.

Khi đó bài toán trở thành viết phương trình đường thẳng d song song với AB hoặc viết phương trình đường thẳng d là đường trung trực của AB.

Để viết phương trình đường trung trực của AB, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Tìm tọa độ trung điểm I(xI; yI) của AB theo công thức:

xI=xA+xB2yI=yA+yB2

Bước 2. Tìm tọa độ của AB

Bước 3. Viết phương trình đường thẳng d.

Đường thẳng d đi qua I và nhận  AB làm vectơ pháp tuyến.

Ví dụ 1. Lập phương trình đường thẳng ∆ đi qua M(2; 7) và cách N(1; 2) một khoảng bằng 1.

Hướng dẫn giải:

Phương trình đường thẳng ∆ đi qua điểm M(2; 7) và có hệ số góc k có dạng là:

y – 7 = k(x – 2) hay kx – y + 7 – 2k = 0.

Vì ∆ cách N(1; 2) một khoảng bằng 1 nên ta có: d(N, ∆) = 1

k.1-2+7-2kk2+12=1k+5k2+1=1k+52=k2+12.

k2+10k+25=k2+110k=24k=125

Vậy phương trình ∆ là: 125x-y+7-2.125=0 hay 12x – 5y + 11 = 0.

Ví dụ 2. Cho đường thẳng . Tìm điểm M thuộc d sao cho khoảng cách từ M đến điểm A(0; 1) bằng 5.

Hướng dẫn giải:

Điểm M(x; y) thuộc d: x=2+2ty=3+t nên tọa độ của M phải thỏa mãn phương trình của d.

Gọi M(2 + 2t; 3 + t) thuộc vào đường thẳng d.

Ta có: AM=2+2t; 2+t .

Theo giả thiết: AM = 5 2+2t2+2+t2=54+8t+4t2+4+4t+t2=25  

5t2+12t-17=0t=1t=175.

Với t = 1 ta có M(4; 4).

Với t=175  ta có M245;25 .

Vậy có 2 điểm M thỏa mãn yêu cầu bài toán là M(4; 4); M245;25 .

1 107 lượt xem