Lý thuyết Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai

Lý thuyết Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai

1 99 lượt xem


a) Phương trình dạng ax2+bx+c=dx2+ex+f.

Để giải phương trình ax2+bx+c=dx2+ex+f, ta thực hiện như sau:

+ Bình phương hai vế và giải phương trình nhận được;

+ Thử lại các giá trị x tìm được ở trên có thỏa mãn phương trình đã cho hay không và kết luận nghiệm.

b) Phương trình dạng ax2+bx+c=dx+e.

Để giải phương trình ax2+bx+c=dx+e, ta thực hiện như sau:

+ Bình phương hai vế và giải phương trình nhận được;

+ Thử lại các giá trị x tìm được ở trên có thỏa mãn phương trình đã cho hay không và kết luận nghiệm.

Ví dụ 1. Giải phương trình:

a) 2x2-4x-2=x2-x-2;

b) 2x2-3x-5=x2-7

Hướng dẫn giải:

a) Bình phương hai vế của phương trình ta được:

2x2 – 4x – 2 = x2 – x – 2

x2 – 3x = 0

⇔ x = 0 hoặc x = 3

Thay lần lượt hai giá trị này của x vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 3 thỏa mãn.

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là x = 3.

b) Bình phương hai vế của phương trình ta được:

2x2 – 3x – 5 = x2 – 7.

x2 – 3x + 2 = 0.

⇔ x = 1 hoặc x = 2.

Thay lần lượt hai giá trị này của x vào phương trình đã cho, ta thấy không có giá trị nào thỏa mãn.

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = Æ.

Ví dụ 2. Giải các phương trình sau:

a) 2x2+x+3=1-x

b) 3x2-13x+14=x-3

Hướng dẫn giải:

a) Bình phương hai vế của phương trình ta được:

2x2 + x + 3 = 1 – 2x + x2

x2 + 3x + 2 = 0

⇔ x = –1 hoặc x = –2

Thay lần lượt hai giá trị này của x vào phương trình đã cho, ta thấy x = –1 hoặc x = –2 thỏa mãn.

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {–1; –2}.

b) Bình phương hai vế của phương trình ta được:

3x2 – 13x + 14 = x2 – 6x + 9

⇔ 2x2 – 7x + 5 = 0

⇔ x = 1 hoặc x=52

Thay lần lượt hai giá trị này của x vào phương trình đã cho, ta thấy không có giá trị nào thỏa mãn.

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = Æ.

1 99 lượt xem