Lý thuyết Xác định hệ số a, b, c khi biết các tính chất của hàm số bậc hai

1 102 lượt xem


Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c (với a ≠ 0) là một parabol (P):

+ (P) có đỉnh I(x0; y0) x0 = -b2a, y0 = -4a (với ∆ = b2 – 4ac) (hoặc y0 = ax02 + bx0 + c);

+ (P) có trục đối xứng là đường thẳng x = x0 x0 = -b2a;

+ Bề lõm của (P) quay lên trên nếu a > 0, quay xuống dưới nếu a < 0;

+ (P) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng c, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; c).

Chú ý:

+ Nếu b = 2b' thì (P) có đỉnh I-b'a;-'a (với ∆' = (b')2 – ac).

+ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thì đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c cắt trục hoành tại hai điểm có tọa độ (x1; 0) và (x2; 0).

+ Nếu M(x0; y0) (P) y0 = ax02 + bx0 + c.

+ Cho hàm số y = f(x) = ax2 + bx + c có f(m) = n, f(k) = h, f(t) = z (với m, n, k, h, t, z là các số thực) thì ta thay lần lượt m, k, t vào f(x) và cho bằng n, h, k, giải hệ 3 phương trình 3 ẩn a, b, c để xác định a, b, c.

Ví dụ 1. Cho hàm số y = ax2  – 4x + c có đồ thị là parabol có bề lõm hướng xuống, đỉnh S(–2; 7) và cắt trục tung tại điểm (0; 3). Xác định các hệ số a, b, c của hàm số.

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số y = ax2  – 4x + c  có b = – 4.

Đồ thị hàm số là parabol có bề lõm hướng xuống nên ta có: a < 0

Đồ thị có đỉnh S(–2; 7) nên ta có: b2a=-2(4)2a=24a=4a=1 (thỏa mãn điều kiện).

Đồ thị cắt trục tung tại điểm (0; 3) nên ta có: c = 3

Vậy hàm số y = ax2  – 4x + c có a = –1; b = –4; c = 3.

Ví dụ 2. Cho hàm số y = ax2  + bx + c có đồ thị là parabol trong hình dưới. Xác định các hệ số a, b, c.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào hình vẽ, ta thấy đồ thị hàm số y = ax2  + bx + c có bề lõm hướng lên, đỉnh S(1; 1) và cắt trục tung tại điểm (0; 2).

Do đó ta có:

a > 0 (1)

b2a=1 (2); 4a=1b2- 4ac4a=1 (3)

c = 2 (4)

Thay (4) vào (3) ta có: b2-4a.24a=1b2+8a=4ab2+4a=0 (5)

Từ (2) ta có: b = –2a (6)

Thay (6) vào (5) ta có: –(–2a)2 + 4a = 0 –4a2 + 4a = 0

4a(–a + 1) = 0 ⇔ a=0 (L)a=1(TM) 

Với a = 1 ta có: b = –2.1 = –2

Vậy hàm số y = ax2  + bx + c  có a = 1, b = –2, c = 2

1 102 lượt xem