Lý thuyết Tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số

1 102 lượt xem


Cho hàm số y = f(x), tập giá trị D của x chính là tập xác định của hàm số.

Nếu một hàm số được cho bằng công thức mà không chỉ rõ tập xác định thì ta quy ước:

- Tập xác định của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các số thực sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.

- Tập hợp T gồm tất cả các giá trị y (tương ứng với x thuộc tập xác định) gọi là tập giá trị của hàm số.

* Một số biểu thức thường gặp:

- Biểu thức chứa căn: Biểu thức dạng f(x) có nghĩa khi f(x) ≥ 0.

- Biểu thức chứa phân thức: Biểu thức dạng af(x),g(x)f(x) (a là số thực bất kì) có nghĩa khi f(x) ≠ 0 (mẫu thức khác 0).

- Nếu biếu thức có chứa phân thức và căn thức ở mẫu, chẳng hạn, 1f(x) thì biểu thức này có nghĩa khi f(x) > 0.

Ví dụ 1. Hàm số v = f(t) được cho bởi bảng như sau:

a) Tìm tập xác định của hàm số này.

b) Tìm tập giá trị của hàm số này.

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số v = f(t) ta có: t là biến số, v là hàm số của t.

a) Tập xác định của hàm số là tập giá trị của t nên ta có: D = {0,5; 1; 1,2; 1,8; 2,5}.

b) Tập giá trị của hàm số là tập giá trị của v nên ta có: T = {1,5; 3; 0; 5,4; 7,5}.

Ví dụ 2. Cho hàm số f(x)=2x+7.

a) Tìm tập xác định của hàm số.

b) Tìm tập giá trị của hàm số.

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số: f(x)=2x+7.

a)

Tập xác định của hàm số là tập giá trị của x sao cho f(x)=2x+7 có nghĩa.

Điều kiện xác định của hàm số là:

2x + 7 ≥ 0 2x ≥ –7 x-72

Vậy tập xác định của hàm số là: D=-72;+.

b)

Với mọi giá trị x thuộc D=-72;+ , ta thấy: f(x)=2x+70 ≥ 0

Do đó, tập giá trị của hàm số f(x)2x+7 là T = [0; +∞).

1 102 lượt xem